Bài giảng của ĐGH Gioan Phaolô II về Lòng Chúa Thương Xót
Lòng Thương Xót: Tặng phẩm Phục sinh
“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và Âm phủ” (Kh 1,17-18).
Chúng ta nghe những lời an ủi này trích từ sách Khải huyền, mời gọi chúng ta hướng mắt nhìn về Đức Kitô để cảm nghiệm sự hiện diện của Ngài làm chúng ta an tâm. Đối với mỗi chúng ta, bất kỳ tình trạng nào của Ngài, dù đó là điều phức tạp nhất và kịch tính nhất, Đấng Phục Sinh lặp lại: “Đừng sợ! Ta đã chết trên Thập giá nhưng nay ta sống vĩnh hằng; Ta là Đầu và là Cuối, và là Đấng Hằng Sống”.
“Là Đầu” nghĩa là nguồn của mọi sinh vật và hoa quả đầu mùa của mọi thụ tạo; “là Cuối” nghĩa là sự kết thúc cuối cùng của lịch sử; “Đấng Hằng Sống” nghĩa là nguồn sống vô tận đã chiến thắng sự chết vĩnh viễn.
Nơi Đấng Mêsia, bị đóng đinh và phục sinh, chúng ta nhận biết các đặc điểm của Con Chiên bị đóng đinh trên đồi Golgotha, Đấng cầu xin tha thứ cho những người hành hạ Ngài và mở cửa Thiên Đàng cho các tội nhân biết ăn năn; chúng ta nhìn khuôn mặt của Vua Vĩnh Hằng, Đấng có “chìa khoá của Tử thần và Âm phủ” (Kh 1,18).
Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương! (Tv 118,1). Chúng ta hãy sở hữu sự cảm thán của tác giả Thánh vịnh mà chúng ta hát trong phần Đáp ca: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Để hiểu hết sự thật của các từ này, chúng ta hãy để phụng vụ hướng dẫn tới trung tâm của sự kiện Cứu Độ, điều kết hợp Sự Chết và Sự Phục Sinh của Đức Kitô với cuộc đời chúng ta và với lịch sử thế giới. Mầu nhiệm của Lòng Thương Xót đã thay đổi tận gốc số phận của nhân loại. Đó là mầu nhiệm được mạc khải trọn vẹn về Tình Yêu của Chúa Cha, Đấng không rút lại sự hy sinh của Con Một Ngài vì để cứu độ chúng ta.
Trong Đức Kitô đau khổ và chịu nhục nhã, những người tin và những người không tin có thể cảm phục sự thống nhất bất ngờ, liên kết Ngài với tình trạng nhân loại hơn cả những gì có thể tưởng tượng. Ngay cả sau khi Con Chúa phục sinh, Thập giá “nói và không bao giờ ngừng nói về Chúa Cha, Đấng tuyệt đối thành tín với Tình Yêu Vĩnh Hằng của Ngài dành cho nhân loại... Tin vào Tình Yêu này là tin vào Lòng Thương Xót” (Giàu Lòng Thương Xót, 7).
Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa về Tình Yêu của Ngài, Tình Yêu ấy mạnh hơn sự chết và tội lỗi. Tình Yêu ấy được mạc khải và được thực hành là Lòng Thương Xót, thúc giục mỗi người đáp lại tình yêu với Đấng bị đóng đinh. Sau tấm gương của Chúa Giêsu, không phải Thiên Chúa yêu thương và những người lân cận của Đấng yêu thương, ngay cả kẻ thù của Ngài, là chương trình sống của những người đã được rửa tội và của toàn thể Giáo hội sao?
Niềm vui lớn lao
Với những tình cảm này, chúng ta cử hành Chúa nhật thứ II sau lễ Phục sinh từ Năm Toàn Xá (năm 2000). Chúa nhật thứ II sau lễ Phục sinh được gọi là Chúa nhật Lòng Thương Xót (Divine Mercy Sunday). Đó là niềm vui lớn lao để tôi tham gia với tất cả anh chị em, những khách hành hương thân mến và những tín hữu đến từ nhiều quốc gia để mừng lễ, sau một năm phong thánh cho nữ tu Faustina Kowalska, chứng nhân và sứ giả của Lòng Thương Xót.
Việc tôn kính một nữ tu khiêm nhường trên bàn thờ, một người con của quê hương tôi, không chỉ là quà tặng dành cho đất nước Ba Lan mà còn cho cả nhân loại. Thật vậy, sứ điệp mà thánh nữ đã đem đến là câu trả lời thích hợp và sâu sắc mà Thiên Chúa muốn đưa ra những câu hỏi và sự mong đợi dành cho nhân loại trong thời đại chúng ta, được đánh dấu bằng những bi kịch khủng khiếp. Một ngày nọ, Chúa Giêsu đã nói với nữ tu Faustina: “Nhân loại sẽ không có hòa bình cho đến khi biết tin vào Lòng Thương Xót của Chúa” (Nhật Ký, 300). Ôi Lòng Thương Xót của Chúa! Đây là tặng phẩm Phục sinh mà Giáo hội nhận từ Đức Kitô phục sinh và trao ban cho nhân loại ngay khi khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba.
Phúc âm, vừa được công bố, giúp chúng ta lĩnh hội đầy đủ ý nghĩa của tặng phẩm này. Thánh sử Gioan giúp chúng ta chia sẻ cảm xúc của các Tông đồ khi gặp Đức Kitô sau khi Ngài phục sinh. Chúng ta tập trung vào cử chỉ của Thầy Chí Thánh, Đấng truyền can đảm cho những người sợ hãi, làm ngạc nhiên các môn đệ bằng sứ vụ rao truyền Lòng Thương Xót. Ngài cho họ thấy các dấu đinh và cạnh sườn Ngài, là dấu ấn Cuộc Khổ Nạn, và nói với họ: “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21).
Ngay sau đó, “Người thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23). Chúa Giêsu ban cho họ “quyền tha tội”, một tặng phẩm chảy ra từ các vết thương trên tay chân Ngài, và đặc biệt là cạnh sườn Ngài. Từ đó, một làn sóng của Lòng Thương Xót được đổ ra trên toàn nhân loại.
Chúng ta hãy sống lại giây phút này bằng sức mạnh tâm linh. Hôm nay, Thiên Chúa cũng cho chúng ta thấy các vết thương vinh quang và Thánh Tâm Ngài, nguồn ánh sáng và chân lý vô tận, tình thương và sự tha thứ.
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Thánh Tâm Ngài trao ban cho con người mọi thứ: sự cứu chuộc, ơn cứu độ, ơn thánh hóa. Thánh nữ Faustina Kowalska đã nhìn thấy chảy ra từ trái tim Ngài tràn ngập yêu thương, hai luống ánh sáng minh họa thế giới.
Hai luồng ánh sáng đó, như những gì Chúa Giêsu đã nói với thánh nữ, biểu hiện máu và nước (Nhật Ký, 299). Máu nhắc nhớ sự hy sinh trên đồi Golgotha và mầu nhiệm Thánh Thể; nước, theo thánh sử Gioan, khiến chúng ta suy nghĩ về bí tích Rửa Tội và tặng phẩm của Chúa Thánh Thần (x. Ga 3,5; 4,14).
Qua mầu nhiệm trái tim đầy thương tích, dòng nước bổ dưỡng của Lòng Thương Xót của Chúa tiếp tục chảy tràn trên con người trong thời đại chúng ta. Đây có thể là những người khao khát hạnh phúc chân thật và vĩnh cửu mới tìm thấy bí mật đó.
Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài
Lạy Chúa, Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng con, lời cầu nguyện này gần gũi với rất nhiều tín hữu, diễn tả rõ ràng thái độ chúng con muốn tin tưởng đặt mình vào Tay Ngài.
Ngài đang khao khát được yêu và những người đồng điệu với những tình cảm của Thánh Tâm Ngài biết cách xây dựng nền văn minh yêu thương mới. Một hành động đơn giản của sự từ bỏ cũng đủ để vượt qua những rào cản của bóng tối và sầu muộn, của nghi ngờ và thất vọng. Bằng một cách đặc biệt, hai luồng sáng của Lòng Thương Xót khôi phục sự hy vọng cho những ai cảm thấy bị đè nặng bởi ách tội lỗi.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, xin giúp chúng con luôn tín thác vào Con của Mẹ, Đấng Cứu Độ chúng con. Lạy thánh Faustina, xin giúp chúng con ghi nhớ ngày hôm nay với lòng yêu mến đặc biệt. Khi chăm chú mắt nhìn vào khuôn mặt của Đấng Cứu Độ, chúng con muốn lặp lại với Ngài: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài”, bây giờ và mãi mãi. Amen.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ)
bài liên quan mới nhất
- Ngày 04/12: Thánh Gioan Đamas, Tiến sĩ Hội Thánh
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, linh mục -
Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông đồ (lễ kính) -
Ngày 25/11: Thánh Catarina Alexanđria -
Ngày 24/11: Các Thánh Tử đạo Việt Nam -
Ngày 23/11: Thánh Clêmentê I, Giáo hoàng, Tử đạo -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 18/11: Cung hiến Đền thờ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ -
Ngày 17/11: Thánh Elisabeth Hungari -
Ngày 15/11: Thánh Albertô Cả, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 13/06: Thánh Antôn Padua, linh mục, TSHT (1195-1231) -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi