Tòa Thánh bênh vực phụ nữ nông thôn

NEW YORK. Phái đoàn Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York tố giác tình trạng nghèo đói và tiêu cực khác mà nhiều phụ nữ ở nông thôn trên thế giới còn đang phải chịu, đồng thời kêu gọi cộng đồng thế giới góp phần cải tiến những tình trạng này.
Lập trường trên đây được bà Dianne Willman, Đại diện Đức Tổng Giám mục Francis Chullikatt, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ, trình bày trong bài tham luận hôm 6-3-2012, tại khóa họp thứ 56 của Ủy ban về qui chế phụ nữ tại LHQ.
Bà Willman nêu bật những thách đố mà giới phụ nữ nông thôn đang phải chịu như: nạn nghèo đói, làm việc lâu giờ mà không được lương bổng, tình trạng thiếu vệ sinh, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước, ít được săn sóc sức khỏe, bị kỳ thị và bạo hành, kể cả khi họ mang thai, thêm vào đó là bao nhiêu nguy hiểm họ phải chịu khi di cư từ nông thôn về thành thị. Phụ nữ nông thôn cũng thường là những người chăm sóc gia đình và cộng đoàn rộng lớn hơn. Vì thế cải tiến cuộc sống phụ nữ ở nông thôn cũng có nghĩa là trợ giúp gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung.
Vị đại diện Tòa Thánh đặc biệt tố giác hiện tượng nạn nghèo đói phần lớn là do những chế độ xã hội và chính trị bất công gây ra, chúng kéo dài tình trạng bất bình đẳng trong đó phụ nữ bị tước đoạt những quyền hợp pháp và tiếng nói trong những quyết định có liên hệ tới họ.
Bà Dianne Willman nhận định rằng: “Giáo dục và huấn luyện, cung cấp các tài nguyên, dịch vụ phân phối, đạt tới các hệ thống tài chánh và kỹ thuật truyền thông, đó là một số lãnh vực cần được tiếp tục chú ý dài hạn, vì chúng dẫn đến sự thực thi quyền được phát triển. Những người nắm giữ vận mệnh quốc tế và quốc gia được kêu gọi góp phần tích cực để tiến tới một chính sách phát triển, có thể giúp phụ nữ đang đau khổ được giải thoát khỏi những hoàn cảnh áp bức.”
“Ngoài ra, Hội nghị vào tháng 6 sắp tới của LHQ về phát triển dài hạn, nhóm tại Rio de Janeiro, Brazil, sẽ mang lại một cơ hội mới để củng cố mối quan tâm đối với người dân nông thôn, kể cả phụ nữ và các trẻ nữ, và để gia tăng sự dấn thân của họ trong các tiến trình xác định chính sách, hầu xây dựng một xã hội lâu bền.”
Sau cùng, bà Willman cho biết: Tòa Thánh tiếp tục dấn thân bảo vệ những người yếu thế và nghèo nhất trong xã hội, và góp phần vào công ích của tất cả mọi người. (SD 6-3-2012)
bài liên quan mới nhất

- Bài giảng lễ của Đức Thánh Cha Lêô XIV trong Thánh lễ cử hành với các Hồng y cử tri
-
Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô -
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y