Tìm một biểu tượng mới về Chúa Thánh Thần
“Gió muốn thổi đâu thì thổi. Không ai biết gió từ đâu đến và sẽ đi đâu” (Ga 3,8). Chỉ một câu này thôi đã đủ để diễn tả tính chất huyền nhiệm trong hoạt động của Chúa Thánh Thần. Không lạ gì khi Kinh Thánh nói về Chúa Thánh Thần bằng những hình ảnh và biểu tượng hơn là bằng những định nghĩa: hơi thở, khí, gió, lửa, nước, dầu xức…
Những hình ảnh và biểu tượng ấy được rút ra từ thiên nhiên và có sức diễn tả hết sức phong phú. Đáng tiếc là con người của thời đại kỹ thuật ngày càng xa dần thiên nhiên và vì thế, cũng không cảm nhận được sự phong phú của những biểu tượng trên. Vậy thì với con người của thời đại kỹ thuật số, liệu có thể tìm thấy một biểu tượng nào giúp họ hiểu và cảm nhận được sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần?
Thật ngỡ ngàng và thích thú khi mới đây nghe một tác giả giới thiệu công cụ tìm kiếm sự hướng dẫn từ vệ tinh (Satellite navigation device - sat nav), và từ đó suy tư về Chúa Thánh Thần. Công cụ tìm kiếm này đón nhận những tín hiệu từ hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS) để nhận biết vị trí của mình trên trái đất. Khi sử dụng công cụ này, người lái xe nhìn thấy trên màn hình bản đồ hướng dẫn đường đi, đồng thời nghe được tiếng nói chỉ đường. Nếu người lái xe không làm theo chỉ dẫn, tiếng nói ấy cứ lặp đi lặp lại, tuy nhiên không hề ép buộc mà chỉ nhắc nhở. Lạ hơn nữa là nếu người lái xe cứ tiếp tục đi theo con đường sai của mình, thì tiếng nói ấy lại tiếp tục chỉ dẫn một lộ trình khác để đi về đích. Điều duy nhất cần làm là mở máy, đợi một chút cho máy nóng lên, nhìn vào màn hình, nghe hướng dẫn, rồi tự mình quyết định theo hay không theo.
Chính công cụ kỹ thuật này là hình ảnh cụ thể giúp chúng ta hiểu về hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống mình. Ngài là Thần chân lý và là Đấng ban sự sống. Ngài chỉ cho con người nẻo đường sự thật dẫn đến sự sống phong phú và trọn vẹn. Tiếng nói của Ngài vẫn vang vọng trong lòng người nhưng không bao giờ ép buộc. Kể cả khi chúng ta cố tình chọn nẻo đường lầm lạc, tiếng nói ấy lại tìm một cách thế khác để dẫn đưa ta về với sự thật và sự sống.
Đừng ngồi đó tự hỏi “Có Chúa Thánh Thần hay không?” nhưng hãy trở về trong thinh lặng và lắng nghe. Vì hoạt động của Chúa Thánh Thần được ví như gió thổi – gió nhẹ nhàng mà mãnh liệt – nên bạn cần lắng nghe để nhận ra sự hiện diện và tiếng nói của Ngài. Bạn chỉ cần nhấn vào địa chỉ NƯỚC TRỜI, thầm thĩ cầu nguyện “Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến”, và lắng nghe. Tiếng nói ấy sẽ chỉ đường cho bạn đến sự sống viên mãn của Nước Trời.
Trong hành trình rong ruổi, cũng như người lái xe đường trường, bạn cần tỉnh thức và kiên nhẫn. Nóng vội chỉ dẫn đến tai nạn khôn lường. Sách Công vụ kể về cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên ở Giêrusalem, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, họ yêu thương và hiệp nhất với nhau đến độ san sẻ của cải cho nhau. Thế nhưng ngay sau đó, sách Công vụ cũng không giấu giếm những thói xấu trong cộng đoàn: gian dối, lừa đảo. Thế nên không chỉ đón nhận Thánh Thần một lần là đủ, nhưng cần kiên nhẫn lắng nghe và hành động theo sự chỉ dẫn của Ngài trong từng giây phút, người tín hữu mới vững bước trong ánh sáng của sự thật và sự sống.
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024