Tìm hiểu Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo – Phần III: Đời sống mới trong Đức Kitô - Bài 50. Nghệ thuật, chân lý và cái đẹp
Bài 50. NGHỆ THUẬT, CHÂN LÝ VÀ CÁI ĐẸP
Như triết học kinh điển vẫn nói, Chân-Thiện-Mỹ nối kết và hoà quyện chặt chẽ với nhau. Có thể nói cả ba tạo nên những thành tố nền tảng của hiện hữu. Tất cả những gì hiện hữu đều mang trong nó sự thật, sự thiện và vẻ đẹp. Đây là xác tín lâu đời, không thay đổi. Không ít dân tộc coi Chân-Thiện-Mỹ như mục tiêu cao nhất của giáo dục. Thế nhưng ngày nay quan niệm này đang bị thay đổi. Thế hệ hiện đại cười nhạo quan niệm trên và coi như nó thuộc về quá khứ rồi; tuy nhiên, họ lại chẳng tìm được điều gì để thay thế.
Sách Giáo Lý bàn về vấn đề nghệ thuật khi nói đến điều răn thứ tám, nghĩa là nhìn nghệ thuật trong mối tương quan với ánh huy hoàng của chân lý (GLHTCG số 2500). Liệu quan niệm đó có quá đơn sơ không? Phải chăng nghệ thuật chỉ liên quan đến chân lý theo nghĩa là nó trình bày thứ chân lý trần trụi, kể cả những mặt đau đớn và thiếu hấp dẫn của chân lý? Cảm nhận về đau khổ và cùng khốn, thảm kịch của cái ác và tội lỗi, tất cả lại chẳng phải là một trong những thành tố chính của nghệ thuật trong Kitô giáo đó sao? Những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của Kitô giáo lại chẳng trình bày một cái nhìn về thảm kịch tội lỗi sao? Một Đức Kitô bị tra tấn và bầm dập trong tác phẩm của Matthias Grunewald chẳng còn gì là đẹp đẽ cả; tất cả những gì còn lại chỉ là khổ đau và cơn hấp hối mà chúng ta – những kẻ tội lỗi – đã chất lên vai Người. Thế nhưng, bức tranh đó không những diễn tả thực tế mà còn hàm chứa vẻ đẹp sâu xa.
Niềm hi vọng được khơi lên từ đó. Gioan Tẩy giả chỉ vào Đấng chịu đóng đinh mà nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian”. Những bệnh nhân nằm trong các bệnh viện có gắn tượng Thánh Giá, họ có thể nhìn lên Thánh Giá và gặp gỡ Đấng đã nên giống như họ trong đau khổ. Và như thế, Thánh Giá cũng như hình ảnh Chúa chịu nạn lại làm bừng sáng sự thiện là lòng nhân hậu của Đấng Cứu độ, sự thật về những đau khổ Người phải chịu, và cái đẹp của niềm hi vọng.
Hiểu như thế, nghệ thuật không chỉ liên quan đến cái đẹp đẽ và hài hoà ở bên ngoài, mặc dù đây được coi là mục đích chính của nghệ thuật (số 2501). Ở đây còn phải nói đến cái đẹp tinh thần: “Nghệ thuật là sự đầy tràn chan chứa và sự giàu sang nội tâm của con người… Niềm vui tinh thần và vẻ đẹp luân lý đi đôi với việc thực thi điều thiện. Cũng vậy, chân lý mang lại niềm vui và ánh huy hoàng của vẻ đẹp tinh thần” (số 2500).
Cũng ở đây, phải nói đến nghệ thuật thánh, nhằm diễn tả vẻ đẹp vô biên của Thiên Chúa, được cảm nghiệm cách nào đó qua những tác phẩm của con người: “Nghệ thuật thánh sẽ thật và đẹp khi bằng những hình thức thích hợp, nó đáp ứng ơn gọi riêng của mình là gợi lên và tôn vinh mầu nhiệm siêu việt của Thiên Chúa, vẻ đẹp siêu phàm vô hình của chân lý và của tình yêu” (số 2502). Vẻ đẹp đó được thể hiện trọn vẹn nơi Đức Kitô, là “phản ánh vẻ huy hoàng và là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa” (Dt 1,3). Đồng thời, vẻ đẹp đó cũng chiếu toả nơi Đức Trinh Nữ Maria, các Thiên thần và các Thánh.
Do đó, bổn phận của các mục tử trong Hội Thánh là phải “loại trừ khỏi phụng vụ và những nơi thờ phượng mọi điều không phù hợp với chân lý đức tin và với vẻ đẹp đích thực của nghệ thuật thánh”. Đồng thời, các ngài phải “lưu tâm cổ võ nghệ thuật thánh, cổ truyền cũng như hiện đại, trong mọi hình thức” (số 2503).
ĐHY Christoph Schönborn
bài liên quan mới nhất
- Thiên Chúa không thể không Ba Ngôi
-
Chín biểu tượng Giáo hội dùng để chỉ Chúa Thánh Thần -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác, phần cuối - Tình yêu và sự phong nhiêu -
ĐTC Phanxicô bày tỏ lo ngại về Con đường Công nghị của Công giáo Đức -
Viết cho bạn – người giáo lý viên! -
Làm thế nào để tìm thấy Chúa trong thế giới hiện tại -
Các điều kiện để lãnh nhận ân xá -
ĐHY Koch chính thức trả lời các khiếu nại của lãnh đạo Do Thái về bài giáo lý của ĐTC -
Hội nghị về Thần học phủ định: Thiên Chúa, Đấng tâm trí không thể nhận thức được, Đấng nói với con tim -
Làm chứng gian: Vạch trần lịch sử chống Công giáo trong nhiều thế kỷ
bài liên quan đọc nhiều
- Khái quát giáo huấn của Hội Thánh về Ba Ngôi Thiên Chúa
-
Các điều kiện để lãnh nhận ân xá -
Những ai có thể lãnh nhận Bí tích Xức dầu bệnh nhân? -
Chín biểu tượng Giáo hội dùng để chỉ Chúa Thánh Thần -
Chân dung Satan -
Suy tư về Mầu nhiệm Nhập thể theo lược đồ thần học của Chalcédoine -
Làm chứng gian: Vạch trần lịch sử chống Công giáo trong nhiều thế kỷ -
Làm thế nào để tìm thấy Chúa trong thế giới hiện tại -
Việc đổi mới số 2267 trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo về án tử hình -
Thánh Thể trong Thần Học và Linh Đạo của Thánh Phaolô