Tìm hiểu Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo – Phần III: Đời sống mới trong Đức Kitô - Bài 38. Giáo Hội và Nhà Nước
Cách nào đó, mối tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước cũng nằm trong khuôn khổ của điều răn thứ tư (GLHTCG số 2244-2246). Các tín hữu trong Giáo Hội cũng là những công dân trong các cộng đồng trần thế, cách riêng Nhà Nước có một vai trò quan trọng. Cũng như mỗi người đều thuộc một gia đình, có cha có mẹ, có tổ tiên và bà con họ hàng, thì sự gắn kết của một người với quốc gia cũng được coi như “thuộc bản tính con người” (số 1882). Và cũng như một người cảm nhận sự mất mát nghiêm trọng khi gia đình mình bị đổ vỡ hoặc tan nát, thì mỗi cá nhân, các gia đình và những mối tương quan cũng bị mất mát nghiêm trọng khi Nhà Nước rơi vào khủng hoảng, cơ chế lung lay, khi tham nhũng và hỗn mang, quản lý sai lầm và lạm dụng quyền lực thống trị đời sống xã hội.
Nhiệm vụ đầu tiên của Giáo Hội – xét như cộng đồng các tín hữu đang sống trong một quốc gia – là tích cực cộng tác để xây dựng và duy trì công ích. Ngày nay người ta có khuynh hướng đòi hỏi Nhà Nước rất nhiều mà ít nghĩ đến trách nhiệm của mình. Các Kitô hữu không nên đặt quyền lợi riêng của mình lên trên hết và đòi hỏi phải thoả mãn bằng mọi giá.
Trong điều răn thứ tư, huấn lệnh tôn kính cha mẹ gắn với lời hứa sẽ được sống lâu dài và thịnh vượng. Tương tự như thế, lời hứa này cũng được gửi đến những công dân biết chia sẻ trách nhiệm và dấn thân phục vụ.
Trong mối tương quan với Nhà Nước, Giáo Hội không nên chỉ quan tâm đến những đặc quyền đặc lợi; dĩ nhiên Giáo Hội có quyền sống và làm việc cách tự do xét như một cộng đồng tôn giáo (số 2106).
“Mọi thể chế đều, ít là cách mặc nhiên, được gợi hứng bởi một tầm nhìn nào đó về con người và vận mệnh của con người; từ đó thể chế rút ra điểm quy chiếu cho các phán đoán của mình, bậc thang giá trị và quy tắc hành động của mình” (số 2244). Vậy thế giới quan nào đang hướng dẫn những quyết định chính trị lớn, nhỏ? “Giáo Hội mời gọi các chính quyền quy chiếu các phán đoán và quyết định của mình trên nền các chân lý được linh hứng về Thiên Chúa và con người” (số 2244). Làm như thế, Giáo Hội không có ý can thiệp trực tiếp vào đời sống chính trị hoặc đòi hỏi bất cứ quyền lực chính trị nào; đúng hơn, Giáo Hội muốn các Kitô hữu trở thành “men” trong xã hội: “Bằng cách không ngừng loan báo Tin Mừng cho con người, Giáo Hội cố gắng làm sao để họ đem tinh thần Kitô giáo vào trong tâm trí, phong tục, luật lệ và cơ cấu của cộng đoàn nơi họ sống” (số 2105).
Khi bảo vệ phẩm giá của mọi người, dù là thai nhi hoặc người già yếu, ngoại kiều hay khuyết tật, Giáo Hội cũng giúp Nhà Nước mang tính thân thiện và nhân văn hơn. Tuy nhiên, trong ánh sáng của mặc khải, Giáo Hội cũng biết rằng Nhà Nước, Giáo Hội và mỗi cá nhân chỉ có thể bước đi trên con đường hẹp của công lý nếu chúng ta thường xuyên canh tân những nỗ lực của mình, dứt bỏ những gì xấu xa và hướng đời sống về với Thiên Chúa, sẵn sàng thưa “vâng” với những gì tốt lành.
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Thiên Chúa không thể không Ba Ngôi
-
Chín biểu tượng Giáo hội dùng để chỉ Chúa Thánh Thần -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác, phần cuối - Tình yêu và sự phong nhiêu -
ĐTC Phanxicô bày tỏ lo ngại về Con đường Công nghị của Công giáo Đức -
Viết cho bạn – người giáo lý viên! -
Làm thế nào để tìm thấy Chúa trong thế giới hiện tại -
Các điều kiện để lãnh nhận ân xá -
ĐHY Koch chính thức trả lời các khiếu nại của lãnh đạo Do Thái về bài giáo lý của ĐTC -
Hội nghị về Thần học phủ định: Thiên Chúa, Đấng tâm trí không thể nhận thức được, Đấng nói với con tim -
Làm chứng gian: Vạch trần lịch sử chống Công giáo trong nhiều thế kỷ
bài liên quan đọc nhiều
- Khái quát giáo huấn của Hội Thánh về Ba Ngôi Thiên Chúa
-
Các điều kiện để lãnh nhận ân xá -
Những ai có thể lãnh nhận Bí tích Xức dầu bệnh nhân? -
Chín biểu tượng Giáo hội dùng để chỉ Chúa Thánh Thần -
Chân dung Satan -
Làm chứng gian: Vạch trần lịch sử chống Công giáo trong nhiều thế kỷ -
Suy tư về Mầu nhiệm Nhập thể theo lược đồ thần học của Chalcédoine -
Làm thế nào để tìm thấy Chúa trong thế giới hiện tại -
Việc đổi mới số 2267 trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo về án tử hình -
Thánh Thể trong Thần Học và Linh Đạo của Thánh Phaolô