Tìm hiểu Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo – Phần III: Đời sống mới trong Đức Kitô - Bài 41. Án tử hình?
Kể từ khi ra mắt Sách GLHTCG, không có vấn đề nào gây nhiều cảm xúc cho bằng vấn đề án tử hình. Điều răn thứ năm lại chẳng cấm giết người đó sao? Thế còn chuyện tự vệ thì sao? “Ai bảo vệ mạng sống mình thì không mắc tội giết người, kể cả khi bó buộc phải giáng một ngọn đòn chí tử vào kẻ tấn công” (số 2264). Theo thánh Tôma Aquinô, “Nếu ai bảo vệ mạng sống mình mà sử dụng bạo lực quá mức cần thiết, thì hành vi này là bất hợp pháp. Còn nếu người đó đẩy lui bạo lực cách chừng mực, thì đó là tự vệ hợp pháp”.
Sự bảo vệ hợp pháp như thế, trong trường hợp liên quan đến gia đình mình hoặc công ích của quốc gia, thì “không những là một quyền, mà còn là bổn phận quan trọng của người có trách nhiệm về sự sống của những người khác” (số 2265). Điều này có thể dẫn đến cả việc “bảo vệ hợp pháp bằng sức mạnh quân sự” (số 2309).
Vậy, việc bảo vệ công ích có thể đi xa đến mức thiết lập án tử hình không? Đó là điều mà Sách Giáo Lý nói tới: “Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh, sau khi đã xác minh đầy đủ căn tính và trách nhiệm của phạm nhân, không loại trừ việc kết án tử hình, nếu đây là con đường khả thi duy nhất để bảo vệ hữu hiệu mạng sống con người khỏi bị xâm phạm cách bất công” (số 2267). Tuy nhiên, đừng quên rằng ngay sau khẳng định này, Sách Giáo Lý viết: “Nếu các phương tiện không đổ máu đã đủ để bảo vệ… thì nhà cầm quyền chỉ nên dùng những phương tiện này, vì chúng đáp ứng tốt hơn cho những hoàn cảnh cụ thể của công ích và phù hợp hơn với phẩm giá của nhân vị” (số 2267).
Trong thông điệp Tin Mừng sự sống, thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II còn đi xa hơn, và Sách Giáo Lý cũng lấy lại lập trường của ngài: “Trong thời đại chúng ta, vì Nhà Nước có nhiều khả năng để chế ngự tội ác cách hữu hiệu, làm cho kẻ đã phạm tội không còn khả năng tác hại, mà không tước đoạt cách vĩnh viễn khả năng chuộc tội của họ, nên những trường hợp tuyệt đối cần thiết phải khử trừ phạm nhân, từ nay sẽ rất hiếm, nếu không muốn nói là trong thực tế không còn nữa” (số 2267). Thánh Gioan Phaolô II còn viết thêm: “Về vấn đề này, cả trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội dân sự, ngày càng gia tăng khuynh hướng yêu cầu giới hạn án tử hình, kể cả bãi bỏ hoàn toàn” (Tin Mừng sự sống, số 56).
Phải chăng đó là tiếng nói phủ nhận dứt khoát án tử hình? Trong ấn bản La Tinh của Sách Giáo Lý, xuất bản vào ngày 8 tháng 9 năm 1997, những ghi nhận của Thánh Gioan Phaolô II đã được thêm vào. Trong thực tế, nhiều lần Thánh Gioan Phaolô II công khai chống lại việc áp dụng án tử hình, và xin tha cho những người bị kết án tử. Hội Thánh biết rằng tội ác sẽ còn xảy ra bao lâu người ta lấy bạo lực đáp lại bạo lực và bao lâu tình yêu tha nhân – nhất là yêu thương kẻ thù – chưa được thực hiện. Trong ánh sáng của Tin Mừng, Hội Thánh sẽ tiếp tục loan báo tình yêu thương kẻ thù như Chúa Giêsu đã dạy, và nói “Không” với án tử hình.
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Thiên Chúa không thể không Ba Ngôi
-
Chín biểu tượng Giáo hội dùng để chỉ Chúa Thánh Thần -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác, phần cuối - Tình yêu và sự phong nhiêu -
ĐTC Phanxicô bày tỏ lo ngại về Con đường Công nghị của Công giáo Đức -
Viết cho bạn – người giáo lý viên! -
Làm thế nào để tìm thấy Chúa trong thế giới hiện tại -
Các điều kiện để lãnh nhận ân xá -
ĐHY Koch chính thức trả lời các khiếu nại của lãnh đạo Do Thái về bài giáo lý của ĐTC -
Hội nghị về Thần học phủ định: Thiên Chúa, Đấng tâm trí không thể nhận thức được, Đấng nói với con tim -
Làm chứng gian: Vạch trần lịch sử chống Công giáo trong nhiều thế kỷ
bài liên quan đọc nhiều
- Khái quát giáo huấn của Hội Thánh về Ba Ngôi Thiên Chúa
-
Các điều kiện để lãnh nhận ân xá -
Những ai có thể lãnh nhận Bí tích Xức dầu bệnh nhân? -
Chín biểu tượng Giáo hội dùng để chỉ Chúa Thánh Thần -
Chân dung Satan -
Suy tư về Mầu nhiệm Nhập thể theo lược đồ thần học của Chalcédoine -
Làm chứng gian: Vạch trần lịch sử chống Công giáo trong nhiều thế kỷ -
Làm thế nào để tìm thấy Chúa trong thế giới hiện tại -
Việc đổi mới số 2267 trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo về án tử hình -
Thánh Thể trong Thần Học và Linh Đạo của Thánh Phaolô