Tìm hiểu Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo – Phần III: Đời sống mới trong Đức Kitô - Bài 34. Giữ ngày thánh, ngày của Chúa
WGPSG -- Kitô hữu ngày nay có còn phải giữ luật ngày sabbat không? Cũng giống như lệnh cấm vẽ hình tạc tượng trong Cựu Ước, câu hỏi đặt ra ngày nay là phải chăng ngày sabbat đã thành “lỗi thời” trong trật tự tạo dựng mới? Đức Kitô đã sống lại vào “ngày thứ nhất trong tuần”, và các Kitô hữu cử hành ngày này như Ngày của Chúa (dies dominica, Chúa nhật); liệu chúng ta có thể chuyển luật giữ ngày sabbat thành luật giữ ngày Chúa nhật không?
Trước hết, như Sách Giáo Lý đã làm, chúng ta hãy nhìn vào luật giữ ngày sabbat. Mục đích đầu tiên của ngày sabbat là quy hướng tất cả công trình tạo dựng về Thiên Chúa (GLHTCG số 347). Thế giới này tự nó không phải là cùng đích, nó phải tìm ý nghĩa nơi ngày sabbat của Thiên Chúa. Chúng ta được dựng nên cho Chúa và chỉ nơi Chúa, tâm hồn chúng ta mới tìm được sự nghỉ ngơi (số 30). Điều răn giữ ngày sabbat không chỉ là lề luật bên ngoài (như vẫn bị hiểu lầm), nhưng đúng hơn, điều răn đó giúp chúng ta thoát khỏi sự nô lệ công việc và tôn thờ tiền của. Chính Thiên Chúa đã nghỉ ngơi trong ngày sabbat (Xh 31,17), thì con người cũng phải nghỉ việc và để cho người khác, nhất là các nô lệ và ngoại kiều, được nghỉ ngơi (Xh 23,12). Ngày sabbat nhắc nhở chúng ta rằng con người không chỉ đơn thuần là một con vật mang gánh nặng nên cần nghỉ một chút để thở, nhưng vì con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và hướng đến hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài, hạnh phúc mà chúng ta được nếm thử trong phụng vụ và sự nghỉ ngơi ngày sabbat (số 347).
Tất cả những gì đã trình bày ở trên đều đúng với ngày Chúa nhật. Hơn thế nữa, ý nghĩa sâu xa nhất của ngày sabbat nay được sáng tỏ nhờ ngày Chúa nhật, tức là: thế giới này được hoàn thiện trong công trình tạo dựng mới, đã bắt đầu với sự phục sinh của Đức Kitô và hiện diện trong cử hành Thánh Thể (số 2175).
Hơn bao giờ hết, các Kitô hữu ngày nay cần phải giữ ngày Chúa nhật cách ý thức, không những giữa người Công giáo với nhau, nhưng còn cho đời sống công cộng. Ý thức này bắt đầu bằng việc sử dụng từ ngữ: thay vì chúc nhau “ngày nghỉ cuối tuần” (nice weekend) thì hãy chúc nhau “Chúa nhật tốt lành”. Hình như chúng ta đã quên rằng Chúa nhật là ngày thứ nhất trong tuần, chứ không phải ngày cuối cùng, có lẽ vì phải đi làm vào thứ Hai nên cứ nghĩ thứ Hai mới là ngày thứ nhất trong tuần! Thật tốt đẹp khi chúng ta bắt đầu và kết thúc một tuần lễ bằng Ngày của Chúa.
Ngày nay, để tuân giữ ngày Chúa nhật, phải chống lại nhiều thứ trào lưu: đời sống gia đình bị cắt mảnh, khuynh hướng làm việc cả Chúa nhật, khuynh hướng đi du lịch vào Chúa nhật…
Việc cử hành Thánh Lễ Chúa nhật mang lại ý nghĩa chính yếu cho ngày Chúa nhật (số 2181). Thật đáng ước mong khi có nhiều người tham dự Thánh Lễ vào sáng Chúa nhật. Mỗi chúng ta nên giữ luật ngày Chúa nhật không chỉ như sự bó buộc bên ngoài, nhưng như nhu cầu gặp gỡ Đấng Phục Sinh trong bí tích Thánh Thể, đồng thời gặp gỡ hàng xóm láng giềng, nhất là những người già cả, đau yếu, các trẻ em, là những người cần đến thời giờ và tình yêu thương của chúng ta. Như thế, sự nghỉ ngơi ngày Chúa nhật lại làm cho cuộc sống chúng ta thêm phẩm chất và ý nghĩa.
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Thiên Chúa không thể không Ba Ngôi
-
Chín biểu tượng Giáo hội dùng để chỉ Chúa Thánh Thần -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác, phần cuối - Tình yêu và sự phong nhiêu -
ĐTC Phanxicô bày tỏ lo ngại về Con đường Công nghị của Công giáo Đức -
Viết cho bạn – người giáo lý viên! -
Làm thế nào để tìm thấy Chúa trong thế giới hiện tại -
Các điều kiện để lãnh nhận ân xá -
ĐHY Koch chính thức trả lời các khiếu nại của lãnh đạo Do Thái về bài giáo lý của ĐTC -
Hội nghị về Thần học phủ định: Thiên Chúa, Đấng tâm trí không thể nhận thức được, Đấng nói với con tim -
Làm chứng gian: Vạch trần lịch sử chống Công giáo trong nhiều thế kỷ
bài liên quan đọc nhiều
- Khái quát giáo huấn của Hội Thánh về Ba Ngôi Thiên Chúa
-
Các điều kiện để lãnh nhận ân xá -
Những ai có thể lãnh nhận Bí tích Xức dầu bệnh nhân? -
Chín biểu tượng Giáo hội dùng để chỉ Chúa Thánh Thần -
Chân dung Satan -
Suy tư về Mầu nhiệm Nhập thể theo lược đồ thần học của Chalcédoine -
Làm chứng gian: Vạch trần lịch sử chống Công giáo trong nhiều thế kỷ -
Làm thế nào để tìm thấy Chúa trong thế giới hiện tại -
Việc đổi mới số 2267 trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo về án tử hình -
Thánh Thể trong Thần Học và Linh Đạo của Thánh Phaolô