Thứ Ba tuần 22 Thường niên (+video)
Lc 4,31-37
“Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực
mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất!” (Lc 4,36)
Chúa Giêsu là Đấng đầy uy quyền.
1. Trước hết là uy quyền trong Lời giảng dạy.
Có lần thính giả nghe Chúa đã phải thừa nhận “chưa từng có ai giảng dạy như ông ấy”(Lc 4,32). Giáo huấn của Chúa vượt xa tất cả các bậc tôn sư thức giả và mở ra cho con người một con đường sống tốt đẹp.
Ngài giảng dạy như Đấng có uy quyền, bởi vì Ngài chỉ giảng dạy những gì Ngài sống và sống trước những gì Ngài rao giảng. Lời nói của Ngài được củng cố bởi cuộc sống và những việc làm của Ngài.
Người ta thường nói muốn cho lời rao giảng có uy quyền thì nó phải có lửa. Lửa đây chính là cuộc sống.
Uy quyền của Chúa Giêsu là điều hoàn toàn mới mẻ. Khi các Rabbit giảng dạy, họ thường củng cố lời nói bằng cách trích dẫn chứng cớ, họ luôn luôn nói: có lời rằng Rabbit nọ, Rabbit kia nói. Bao giờ họ cũng dựa vào một thẩm quyền nào đó. Khi các tiên tri lên tiếng, họ thường nói: “Chúa phán như vầy”. Uy quyền của họ là một loại uy quyền được ủy nhiệm, nhưng khi Chúa Giêsu phán, Ngài nói “Ta nói cùng các ngươi”, Ngài không cần dựa vào một uy quyền nào khác để nâng đỡ Ngài. Ngài không sử dụng một loại uy quyền ủy nhiệm nào. Chính ngài là uy quyền nhập thể. Đây là một sự mới mẻ. Đây là một người nói điều mình chắc chắn biết rõ.
Trong mọi lãnh vực của đời sống, nhà chuyên môn bao giờ cũng tỏ ra có uy quyền. Một nhạc sĩ kể rằng khi Toscanini bước lên bục chỉ huy, dường như uy quyền toát ra từ ông và cả dàn nhạc cảm thấy uy quyền đó. Khi cần một lời chỉ giáo chuyên môn thì chúng ta tìm đến một chuyên gia và chúng ta tin lời ông ta nói. Chúa Giêsu là một nhà chuyên môn về đời sống. Khi Ngài nói, người ta biết rằng lời Ngài vượt quá sự khôn ngoan của loài người vì Ngài chính là Thiên Chúa.
2. Thứ đến là uy quyền trên ma quỉ.
Ma quỉ có thật. Nhiều lần Chúa Giêsu đã xua trừ ma quỉ. Ma quỉ là một thế lực xảo quyệt tinh khôn, lợi dụng mọi dịp để tấn công chúng ta. Thánh Phêrô bảo: “Ma quỉ sẽ sàng anh em như người ta sàng gạo”. Chúng ta còn nhớ sau khi đã cám dỗ Chúa Giêsu trong sa mạc và bị Chúa đánh bại, Tin Mừng nói rõ: chúng rút lui để chờ dịp khác. Ma quỉ không dễ dàng buông tha chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta thấy quyền lực của Chúa Giêsu còn mạnh hơn, Ngài đã thắng cả ma quỉ.
Ngày xưa, có lần Napoléon cầm tấm bản đồ, chỉ tay vào nước Anh, nói với đám thủ hạ:
- Nếu không có chấm đỏ này, ta đã chinh phục trọn thế giới rồi.
Ma quỷ cũng chỉ tay vào Thập Giá và nói:
- Nếu không có chấm đỏ này, ta đã chinh phục cả thế giới rồi.
Như vậy, muốn thắng ma quỉ, chúng ta phải chạy đến với Chúa.
Truyền thuyết kể lại rằng: Christophe là một người có vóc dáng cao lớn vạm vỡ. Vốn dĩ sinh ra trong một gia đình không Công giáo. Chàng chỉ ấp ủ một hoài bão lạ lùng là tìm cho được một vị quân vương cao cả nhất để tuyệt đối tuân lệnh và phụng sự suốt đời.
Thế rồi chàng tìm gặp được một vị vua có tiếng là oai phong lẫm liệt nhất trong vùng. Chàng vui mừng vì ngỡ đã tìm được minh chủ theo ước nguyện. Nhưng rồi không ngờ, một hôm, chàng đã vô tình bắt gặp nhà vua ấy đang run rẩy quỳ lạy tại một đền miếu thờ quỷ thần.
Chàng liền bỏ đi ngay lập tức, với quyết tâm sẽ tìm được một ma vương quỷ thần nào đó có đủ quyền phép để theo làm nô lệ. Tức khắc, ma quỷ hiện ra và dẫn dụ chàng rảo bước khắp cánh đồng mênh mông rộng lớn.
Bất chợt, ma quỷ giáp mặt với một cây Thập Giá dựng lên sừng sững ở một ngã tư đường ruộng theo phong tục của người dân Công giáo vùng ấy. Ma quỷ hoảng sợ, lấm lét nhìn Thập Giá rồi bỏ chạy mất dạng!
Chàng trai thấy vậy, liền dứt khoát từ bỏ không thèm theo ma quỷ nữa, mà đứng lại trước Thập Giá, ngắm nhìn pho tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên đó thật lâu, rồi chàng quyết tâm từ nay sẽ đi theo.
Tình cờ có một Linh Mục quản xứ nhà quê đi qua, Ngài dừng lại, cảm động trước lời thề nguyền ngây thơ và hồn nhiên của một chàng trai vạm vỡ to cao như thế, cha bước lại gần và bắt chuyện hỏi han sự tình.
Sau một thời gian ngắn, chàng trai chất phác mộc mạc ấy đã xin cha cho học đạo và chịu bí tích Thánh Tẩy. Sau này, Christophe đã phụng sự Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn, để rồi khi cuộc bách đạo tràn đến, chàng đã được phúc chết vì đạo để chứng minh cho mối tình thắm thiết và thủy chung của mình với Thiên Chúa.
Ngày nay, Giáo Hội tại một số quốc gia Châu Âu vẫn mừng lễ Thánh Christophe vào ngày 25 tháng 7 hằng năm, để nêu một tấm gương theo Chúa và phụng sự Chúa trọn vẹn cả cuộc đời.
bài liên quan mới nhất
- Thứ Tư tuần 1 Thường niên (+video)
-
Thứ Ba tuần 1 Thường niên (+video) -
Thứ Hai tuần 1 Thường niên (+video) -
Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm C (+video) -
Thứ Bảy sau Lễ Hiển Linh (+video) -
Thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh (+video) -
Thứ Năm sau Lễ Hiển Linh (+video) -
Thứ Tư sau Lễ Hiển Linh (+video) -
Thứ Ba sau Lễ Hiển Linh (+video) -
Thứ Hai sau Lễ Hiển Linh (+video)
bài liên quan đọc nhiều
- Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật Truyền giáo (+video)
-
Chúa nhật 2 Phục sinh năm A (+video) -
Ngày 22/07: thánh nữ Maria Mađalêna, lễ kính (+video) -
Chúa nhật 6 Phục sinh năm A (+video) -
Thứ Bảy tuần 2 Phục sinh (+video) -
Chúa nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa năm A (+video) -
Chúa nhật 4 Phục sinh năm A - Lễ Chúa Chiên Lành (+video) -
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu năm A (+video) -
Chúa nhật 7 Phục sinh năm A - Lễ Thăng Thiên (+video) -
Thứ Hai tuần 22 Thường niên (+video)