Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 5 Thường niên năm B
Phúc Âm Mc a, 29-39
"Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau"
Bài Tin Mừng hôm nay tiếp tục nói với ta về một ngày làm việc của Chúa Giê-su trên đường rao giảng Tin Mừng. Việc rao giảng Tin Mừng không chỉ đóng khung trong hội đường hay nhà thờ, mà còn phải được thực hiện ở ngay những môi trường sống hằng ngày của ta. Phần thứ hai của đoạn Tin Mừng nói về một ngày hoạt động của Chúa Giê-su cho ta hình ảnh một Chúa Giê-su bận rộn không ngừng với việc chữa lành các bệnh tật. trừ quỷ. Nhưng không phải vì bận rộn như thế mà đời sống của Người mất thăng bằng. Trái lại ta gặp thấy ở đó sự nhịp nhàng hòa điệu giữa hoạt động và cầu nguyện.
Rao giảng trong hội đường là công việc ưu tiên của Chúa Giê-su (1:39), vì hội đường là nơi thuận tiện nhất. Tuy nhiên hội đường không chỉ là nơi độc nhất để rao giảng Tin Mừng.Chúa Giêsu đã đến nhà ông Phêrô và Anrê để chữa bệnh cho bà mẹ của hai ông. Như vậy, Chúa muốn chúng ta ý thức việc rao giảng Tin Mừng phải bắt đầu từ ngay chính gia đình mình. Những giá trị Tin Mừng phải được học hỏi và thực hành ngay tại gia đình trước khi được giới thiệu cho người ngoài.
Ngay cả việc cầu nguyện cũng thế. Không chỉ ở trong hội đường chúng ta mới có thể cầu nguyện, nhưng ở bất cứ nơi nào ta dễ hướng lòng lên với Chúa. Chúa Giê-su đã mở ra một chân trời mới cho việc cầu nguyện, biến việc cầu nguyện trở thành một phần cốt yếu không thể thiếu vắng được của cuộc sống . Nay Chúa Giê-su đưa cầu nguyện vào thời biểu hằng ngày cuộc sống của ta.
Trong cầu nguyện, ta múc lấy sức mạnh và ý chí để hoạt động. Đang khi hoạt động, ta cầu nguyện để luôn nhìn rõ được mục đích của hoạt động.
Sau khi hoạt động và trở về với cầu nguyện, ta nhận ra được ơn Chúa đã ẩn hiện và tác động qua những hoạt động của ta, nhờ đó ta biết cảm tạ Chúa. Chúa Giê-su cũng đi qua tất cả những năng động ấy khi Người cầu nguyện, để cho cuộc sống Người càng trở nên sinh động hơn. Rao giảng Tin Mừng là hoạt động, nhưng là hoạt động lấy cầu nguyện làm sức mạnh và nguyên lý cân bằng. Có lẽ đây là điểm người Ki-tô hữu cần phải nghiêm túc suy nghĩ.
Lm. Đaminh Trần Đình Nhi
Thánh Kinh bằng tiếng Việt
Thánh Kinh bằng tiếng Anh
bài liên quan mới nhất
- Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm C
-
Kinh thánh bằng hình: Chúa Hiển Linh -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật Lễ Thánh Gia năm C -
Kinh thánh bằng hình: Chúa Giáng sinh -
Thánh Kinh bằng hình: Lễ Chúa Giáng Sinh năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Chúa nhật 34 Thường niên năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 34 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Thánh Kinh bằng hình: Lễ Chúa Giáng Sinh năm B
-
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 27 Thường niên năm B -
Thánh Kinh bằng hình ngày 29/06: thánh Phêrô và thánh Phaolô Tông đồ -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 4 mùa Chay năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 10 Thường niên năm B -
Chúa nhật 33 Thường niên năm B -
Kinh thánh bằng hình: Chúa nhật Phục sinh -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 5 mùa Chay năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 6 Phục sinh năm B -
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật Chúa Thánh Thần Hiện xuống năm B