Suy gẫm là nhớ lại các ơn Chúa đã ban cho chúng ta
Tìm ra thời giờ mỗi ngày để suy gẫm, đào sâu sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta. Luôn luôn phó thác cho bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, với lòng tin tưởng và tình yêu thương, vì chỉ khi làm theo ý của Người chúng ta mới được hạnh phúc thực sự.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định với 2.000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung trong sân nhà nghị mát Castel Gandolfo sáng thư Tư 17-8-2011.
Vì còn đang trong bầu khí của lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời nên trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về đề tài về trời. Ngài khẳng định rằng Mẹ Maria đã về Thiên Đàng và tất cả mọi người đều có thể lên Thiên Đàng, bằng cách sống theo gương của Mẹ. Phúc Âm nói rằng Mẹ là ”Đấng đã tin nơi việc thành toàn những gì Chúa đã nói với Mẹ” (Lc 1,45).
Đức Thánh Cha nêu bật con đường Mẹ đã đi như sau: Như vậy, Mẹ Maria đã tin, đã tín thac nơi Thiên Chúa, đã bước vào trong ý muốn của Chúa. Và như thế, Mẹ đã ở trong con đường trực chỉ về Thiên Đàng. Tin, tín thác nơi Chúa, bước vào trong ý muốn của Người đó là địa chỉ nòng cốt.
Tiếp đến Đức Thánh Cha giải thích thái độ cầu nguyện và suy gẫm trên con đường lòng tin. ”Suy gẫm” có nghĩa là “làm nhớ lại” những gì Thiên Chúa đã làm và không quên biết bao nhiêu ân sủng Người ban (Tv 103, 2b). Rất thường khi chúng ta chỉ trông thấy các điều tiêu cực, nhưng cũng cần phải nhớ tới các điều tích cực, các ơn lành Thiên Chúa đã làm cho chúng ta và chú ý tới các dấu chỉ tích cực đến từ Thiên Chúa và nhớ các ơn ấy. Kiểu cầu nguyện trong truyền thống kitô, mà chúng ta muốn nói tới ở đây, là ”tâm nguyện”. Dĩ nhiên, trong các lời cầu với các lời nói tâm trí cũng phải hiện diện, nhưng tâm nguyện thì không có lời, mà chỉ kết hiệp trí khôn của chúng ta với con tim của Thiên Chúa mà thôi. Và ở đây Đức Maria là mẫu gương rất thực tế.
Thật vậy, thánh Luca lập lại nhiều lần rằng Mẹ Maria ”giữ gìn tất cả các điều ấy và suy gẫm trong lòng” (Lc 2,19; 2,51b). Mẹ giữ gìn chứ không quên, và chú ý tới tất cả những gì Chúa đã nói đã làm, và Mẹ suy gẫm, nghĩa là tiếp xúc với các điều đó và đào sâu chúng trong tim. Như vậy, Đấng đã tin nơi lời truyền tin của Sứ thần đã biến thành dụng cụ để cho Lời vĩnh cửu của Đấng Tối Cao có thể nhập thể, cũng đã tiếp nhận trong tim sự lạ của việc sinh ra Con Người Thiên Chúa, đã suy gẫm, đã dừng lại để suy tư về những gì Thiên Chúa đang thực hiện nơi Mẹ, để tiếp nhận ý muốn của Thiên Chúa vào trong cuộc sống của mình và sống phù hợp với ý muốn đó. Mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa và của chức làm mẹ của Đức Maria đòi hỏi một tiến trình nội tâm hóa từ phía Mẹ Maria, và tìm đào sâu trí thông minh, giải thích ý nghĩa của nó, hiểu các diễn biến và các hiệu qủa của nó. Như vậy, ngày lại ngày, trong sự thinh lặng của cuộc sống thường ngày Đức Maria đã tiếp tục giữ gìn trong tim các biến cố tiếp nối nhiệm mầu mà Mẹ là chứng nhân, cho tới thử thách tột đỉnh của Thập Giá và vinh quang của sự Phục Sinh. Mẹ Maria đã sống tràn đầy cuộc sống, các bổn phận và sứ mệnh của Mẹ, nhưng Mẹ đã biết duy trì trong chính mình một khoảng trống để suy tư về lời nói và ý muốn của Thiên Chúa, về những gì xảy ra nơi Mẹ, và về các mầu nhiệm cuộc sống của Con Mẹ.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói về kiểu sống của con người thời nay như sau:
Trong thời đại chúng ta, chúng ta bị cuốn hút bởi biết bao nhiêu sinh hoạt và dấn thân, bởi các lo toan và các vấn đề; người ta tường hay hướng tới chỗ làm đầy tất cả mọi khoảng trống của ngày sống, mà không có một lúc để ngừng lại suy tư và dưỡng nuôi cuộc sống tinh thần, tiếp xúc với Thiên Chúa. Mẹ Maria dậy cho chúng ta biết sự cần thiết phải tìm ra trong các ngày sống với tất cả các sinh hoat của nó, những giây phút để cầm trí trong tinh lặng và suy gẫm về những gì Chúa muốn dậy chúng ta, về cách thức Người hiện diện và hoạt động trong thế giới và trong cuộc sống chúng ta: có khả năng dừng lại và suy gẫm. Thánh Agostino so sánh việc suy gẫm các mầu nhiệm của Thiên Chúa với việc tiêu hóa thực phẩm và dùng từ ”nhai đi nhai lại”, nghiền gẫm, là một từ thông dụng trong toàn truyền thống kitô để diễn tả điều đó. Nghĩa là làm cho chúng liên tục vang lên trong chúng ta, để chúng trở thành quen thuộc, hướng dẫn cuộc sống chúng ta, dưỡng nuôi chúng ta như xảy ra với thực phẩm cần thiết cho việc nâng đỡ sự sống của chúng ta.
Còn thánh Bonaventua lấy lại các lời kinh thánh và nói rằng chúng ”cần được nhai đi nhai lại để được đóng chặt vào việc nhiệt tình áp dụng cho linh hồn” (Coll. In Hex. ed. Quaracchi 1934, 218). Đức Thánh Cha định nghĩa hành động suy gẫm như sau:
Suy gẫm như thế muốn nói rằng nói-tạo ra trong chúng ta một tình trạng cầm trí, thinh lặng nội tâm, để suy tư, tiêu hóa các mầu nhiệm của đức tin, điều mà Thiên Chúa làm nơi chúng ta, và không phải chỉ có những điều đến và đi; chúng ta có thể làm việc nhai đi nhai lại ấy trong nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như lấy một văn bản kinh thánh, nhất là các Phúc Âm, sách Công Vụ và các thư của các Tông Đồ, hay một trang của các tác giả tu đức giúp chúng ta đến gần với Thiên Chúa khiến cho các thực tại của Thiên Chúa hiện diện hơn đối với ngày nay, hoặc bằng cách để cho cha giải tội hay cha linh hướng khuyên nhủ chúng ta, đọc và suy tư về những gì đã đọc, dừng lại trên điều đó và tìm hiểu điều nó muốn nói với tôi ngày hôm nay, mở tâm trí chúng ta cho những gì Chúa muốn nói với chúng ta và dậy dỗ chúng ta.
Cả Kinh Mân Côi cũng là một lời cầu của sự suy niệm: khi lập lại lời kinh Kính Mừng, chúng ta được mời gọi nghĩ lại và suy tư về Mầu Nhiệm đã công bố. Nhưng chúng ta cũng có thể dừng lại trên vài kinh nghiệm thiêng liêng sâu đậm nào đó, trên những lời ghi dấu nơi chúng ta khi tham dự buổi cử hành Thánh Thể Chúa Nhật. Như anh chị em thấy đó, có nhiều cách thức suy gẫm và tiếp xúc với Thiên Chúa, đến gần Người và tiến bước về Thiên Đàng.
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, sự kiên trì trong việc dành thời giờ cho Thiên Chúa là một yếu tố nền tảng cho sự lớn mạnh tinh thần. Chính Chúa sẽ ban cho chúng ta biết nếm hưởng các mầu nhiệm, các lời, sự hiện diện và hoạt động của Người, và cho chúng ta thấy, khi Thiên Chúa nói với chúng ta thì đẹp biết chừng nào. Người sẽ làm cho chúng ta hiểu một cách sâu đậm hơn điều Người muốn nơi chúng ta. Và đó chính là mục đích của sự suy gẫm: luôn luôn tín thác chúng ta cho bàn tay của Thiên Chúa, với lòng tin tưởng và tình yêu thương, và chắc chắn chỉ khi làm theo ý của Người, chúng ta mới hạnh phúc.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và xin tất cả cầu nguyện cho chuyến viếng thăm Tây Ban Nha của ngài và Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XXVI đã khai diễn tại Madrid chiều 16-8 vừa qua. Rồi ngài cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô