Sứ điệp của ĐTC cho ngày Thế giới Người Di dân và Người Tị nạn lần thứ 109 (2023)
Nhiều lý do buộc phải di cư
Trước tiên, trưng dẫn trường hợp Thánh Gia trốn sang Ai Cập, không phải là kết quả của một quyết định tự do, Đức Thánh Cha nhận định: “Quyết định di cư phải luôn là tự do, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, ngay cả trong thời đại của chúng ta, điều đó không phải vậy. Xung đột, thiên tai, hay đơn giản hơn là không thể sống một cuộc sống đàng hoàng và thịnh vượng ở quê hương đang buộc hàng triệu người phải rời đi.”
Dấn thân chung để chấm dứt tình trạng di cư bắt buộc
Do đó, để loại bỏ những nguyên nhân này và từ đó chấm dứt tình trạng di cư bắt buộc, theo Đức Thánh Cha, đòi hỏi sự dấn thân chung của tất cả mọi người, phù hợp với trách nhiệm của mỗi bên. “Chúng ta cần nỗ lực hết sức để ngăn chặn chạy đua vũ trang, chủ nghĩa thực dân kinh tế, cướp bóc tài nguyên của người khác và sự tàn phá ngôi nhà chung của chúng ta.”
Trách nhiệm của các quốc gia nguyên quán
Tiếp đến, cần phải có những nỗ lực nhằm đảm bảo cho mọi người được chia sẻ bình đẳng về lợi ích chung, tôn trọng các quyền cơ bản của họ và tiếp cận với sự phát triển con người toàn diện. Đức Thánh Cha nêu rõ trách nhiệm chính của các quốc gia quê hương của họ và các nhà lãnh đạo, cần thực hành một nền chính trị minh bạch, trung thực, nhìn xa trông rộng và phục vụ tất cả mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất.
Quyền không buộc phải di cư: sống trong bình an và phẩm giá tại đất nước của mình
Hướng đến Năm Thánh 2025, nhắc lại ý nghĩa của Năm Thánh là cơ hội cho mọi người được hưởng tự do dành cho các thành phần Dân Chúa, Đức Thánh Cha kêu gọi các quốc gia và cộng đồng quốc tế bảo đảm cho mọi người được hưởng quyền không buộc phải di cư, nghĩa là có cơ hội sống trong bình an và phẩm giá tại đất nước của mình. Ngài khẳng định quyền này có tầm quan trọng cơ bản và các quốc gia có trách nhiệm bảo vệ quyền này. Bởi vì bao lâu quyền này chưa được đảm bảo thì nhiều người sẽ vẫn phải di cư để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.
Nhận ra Chúa Kitô nơi người di dân
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi “nhìn thấy nơi người di dân không chỉ đơn giản là một người anh chị em đang gặp khó khăn, mà là chính Chúa Kitô, Đấng gõ cửa nhà chúng ta.” Do đó, cần tôn trọng phẩm giá của họ, sẵn sàng chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập tất cả mọi người, không phân biệt và không loại trừ bất kỳ ai. (CSR_1874_2023)
bài liên quan mới nhất
- Hội thảo Sứ điệp Truyền giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2024
-
Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2024 - Hãy đi và mời mọi người đến dự tiệc -
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi giới trẻ nhân kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus Vivit -
Sứ điệp gửi người Muslim nhân Tháng Ramadan và Đại lễ ‘Id al-Fitr năm 1445 H. / 2024 A.D -
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi tới tham dự viên Hội thảo nhân kỷ niệm 750 ngày mất của Thánh Tôma Aquino -
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Trẻ em lần thứ I, năm 2024: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5) -
Đức Thánh Cha: Giáo dục là một quyền, không ai bị loại trừ -
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Phiên họp thứ 47 của Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp năm 2024 -
Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày thế giới cầu nguyện và suy tư chống nạn buôn người năm 2024 -
Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Mùa Chay 2024
bài liên quan đọc nhiều
- Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Trẻ em lần thứ I, năm 2024: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5)
-
Hội thảo Sứ điệp Truyền giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2024 -
Toàn văn Sứ điệp Ngày Thế giới Bệnh nhân thứ 28 -
Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Mùa Chay 2024 -
Toàn văn Sứ Điệp của ĐGH nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 1-1-2019 -
Sứ điệp Mùa Chay 2019 của ĐTC Phanxicô -
Sứ điệp của Đức thánh cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 53 (năm 2019) -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 27 -
Sứ điệp ĐTC nhân Ngày Cầu nguyện cho Ơn Gọi lần thứ 56 -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội