Sợ Tết

TGPSG - Nhiều người vẫn cảm thấy Tết là nỗi ám ảnh với gia đình họ; nhưng có lẽ đúng hơn là họ sợ về các khoản chi cho mùa Tết.
Dần dần cuộc sống thay đổi đã làm con người biến mọi giá trị của cuộc sống phải lệ thuộc vào thước đo vật chất. Chẳng hạn chúng ta vẫn than thở Tết phải nghĩ tới tiền thưởng, lì xì, quà cáp… Chắc chắn rằng những thứ đó cũng mang lại nhiều niềm vui trong ngày Tết. Thế nhưng, nếu chỉ chăm chú đến điều đó thì đúng quả là một nỗi sợ.
Ý nghĩa của Tết vẫn còn lớn hơn nhiều so với những điều đó. Nếu chúng ta khám phá ra điều quan trọng nhất trong cuộc đời này là tình yêu thương thì có lẽ mỗi lần Tết về sẽ không là gánh nặng hay sợ hãi nữa cho bằng là dịp để con người chúng ta trở về với nguồn cội của mình và cũng là dịp để nối kết lại tình người.
Người ta kiếm tiền là để xây hạnh phúc, nhưng thật là nực cười khi người ta có tiền thì lại quên đi hạnh phúc là mục đích đời mình.
Nếu có thể đặt một tên khác cho Tết thì xin được chọn là Tết Tình Yêu. Đó là cái Tết để chúng ta cảm nếm được hương vị mùa xuân ấm áp, sự hài hoà của thiên nhiên, sự nối kết giữa đất trời và sự chan hoà giữa người và người. Cái Tết để chúng ta nhận ra cái Tình thật đẹp thật quý trong gia đình chúng ta; giữa các thế hệ; giữa ba mẹ và con cái; giữa vợ và chồng; giữa bản thân và bạn bè lối xóm… Cái Tết để mọi người dành thời gian cho nhau để nhìn được nhau, ăn bữa cơm với nhau, vui đùa với nhau, nói chuyện “offline” với nhau chứ không phải ở trên smartphone nữa.
Ý nghĩa của Tết là tình yêu, là hạnh phúc nhưng có lẽ nhiều người đã lãng quên rồi. Nếu mọi người có thể nói “Có thực mới vực được đạo” thì cũng phải nói thêm rằng “có thực thì đừng quên đạo”.
Nếu có sợ Tết thì hãy lo sợ về những gì đang xảy ra làm chia rẽ, bất an trong gia đình; hãy tạm gác lại cái sợ của vật chất tiền của để tìm về với gia đình với bình an hạnh phúc, để quảng đại trao tặng cho nhau món quà mang tên tình người; mà nếu có lo có sợ đi nữa thì cũng đừng quên cái đạo nghĩa của cái Tết Tình Yêu.
Đaminh Trường Sơn, SDB (TGPSG)
bài liên quan mới nhất

- Linh mục và việc đào tạo phụng vụ
-
Hiến chế Phụng Vụ Thánh sau 60 năm: hướng tới sự thực thi đúng đắn và hoàn chỉnh -
Bí tích Thánh Thể: Suối nguồn hiệp thông -
“Hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy”: Ký ức, Văn hóa và Bí tích -
Luật phụng vụ và các cấp thẩm quyền liên quan -
Toà Giám Mục Bà Rịa – Thông báo về Phụng Vụ -
Phụng vụ và vẻ đẹp -
Phụng Vụ, nơi gặp gỡ -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Nghệ thuật cử hành Phụng Vụ - Ars Celebrandi
bài liên quan đọc nhiều

- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích về Nghi thức Rửa chân trong Thánh lễ Tiệc ly -
Lễ Lá trong mùa đại dịch: Nhành lá cọ chính là các việc lành -
Những lưu ý khi cử hành Giải tội tập thể