Phụng vụ tháng Tư 2022
TGPSG -- Tháng Tư là tháng đáng tự hào với những sự kiện trọng đại và cao cả nhất của lịch sử nhân loại, đó là mầu nhiệm Vượt Qua với Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô.
15 ngày đầu tiên của tháng Tư 2022 nằm trong Mùa Chay, được thể hiện bằng màu Tím phụng vụ - biểu tượng của sám hối, đền tội và buồn đau vì tội đã phạm.
15 ngày còn lại của tháng Tư 2022 nằm trong mùa Phục sinh, được thể hiện bằng màu Trắng phụng vụ - màu của ánh sáng, biểu tượng của niềm vui tinh khiết và vô tội (tuyệt đối hoặc được phục hồi).
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho tháng Tư 2022
Cầu cho các nhân viên y tế: Chúng ta cầu nguyện cho các nhân viên y tế đang phục vụ người bệnh và người già, đặc biệt là ở các nước nghèo nhất; xin cho họ được chính phủ và cộng đồng địa phương hỗ trợ đầy đủ.
Trọng tâm của Phụng vụ
Trong hai Chúa nhật đầu tiên của tháng Tư, các bài đọc Tin Mừng Chúa nhật được chọn theo Mùa Chay năm C.
Các bài đọc trong thánh lễ ngày thường được chọn theo Mùa Chay hằng năm.
Các bài đọc của Tam Nhật Thánh và mùa Phục Sinh vẫn giữ bình thường như mọi năm.
Sự kiện nổi bật trong tháng
Khi hành trình Mùa Chay đang đi đến giai đoạn cuối: chúng ta chuẩn bị bước theo Chúa Giêsu Kitô trên con đường thập giá và chứng kiến sự phục sinh vinh hiển của Ngài.
Mong rằng chúng ta đã tích cực ăn chay cầu nguyện và sống bác ái cách cụ thể trong những ngày vừa qua, để bây giờ chúng ta có thể gặt hái đầy đủ hơn những thành quả của Mùa Chay thánh.
Sau khi cử hành cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ dành phần còn lại của tháng Tư để mừng Chúa phục sinh trong ánh sáng và niềm vui rực rỡ của đời sống mới. Trong suốt cả một tháng, chúng ta sẽ hân hoan reo lên: "Chúa Kitô đã sống lại, Chúa đã sống lại thật. Alleluia."
Lễ Phục Sinh là ngày lễ trọng nhất trong các lễ trọng, là niềm vui khôn xiết của mọi Kitô hữu. Đây thực sự là "ngày Chúa đã làm ra". Từ Chúa Nhật này đến Chúa Nhật khác, từ năm này sang năm khác, mầu nhiệm Phục Sinh hằng được cử hành trên trái đất này sẽ dẫn chúng ta đến ngày hồng phúc mà Chúa Giêsu Kitô đã hứa: Ngài sẽ trở lại trong vinh quang để đưa chúng ta vào vương quốc vinh hiển của Cha Ngài.
Lễ Lòng Chúa Thương Xót (24-4-2022) cho chúng ta cơ hội sống một đời tươi mới thánh thiện như thể chúng ta mới được rửa tội. Lòng thương xót khôn lường của Chúa sẽ được thể hiện rõ nét khi ta đón nhận lời đề nghị sống trong tình thương yêu tha thứ hải hà của Ngài.
Những đấng đã được chia sẻ phần thưởng phục sinh và được mừng kính trong tháng này là các vị Thánh: Phanxicô Paola (2-4), Isiđôrô (4-4), Vinh Sơn Ferrê (5-4), Máccô (25-4), Phêrô Chanel (28-4), Catarina thành Sienna (29-4), Piô V (30-4).
Thời gian sống cuộc đời mới
Tháng Tư là tháng đáng tự hào với những sự kiện trọng đại và cao cả nhất của lịch sử nhân loại, đó là mầu nhiệm Vượt Qua với Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô.
Mặc dù con đường dẫn đến Phục sinh là đường thập giá, nhưng Con Chiên hiến tế của Thiên Chúa bây giờ và mãi mãi là Đức Kitô phục sinh, là ánh sáng của chúng ta, là vị tư tế thượng phẩm vĩnh cửu của Giao ước mới. Và Người Mẹ sầu bi của Ngài đứng bên thập giá, bây giờ là Thánh mẫu đầy hân hoan, là Nữ Vương Thiên Đàng.
Là những chi thể của Nhiệm thể Chúa Kitô, chúng ta tán dương mầu nhiệm phục sinh mà nhờ đó chúng ta đã được cứu chuộc. Nếu trong Bí tích Rửa tội, chúng ta được mai táng cùng với Chúa Kitô, thì chúng ta cũng sẽ được thông phần vào sự phục sinh của Ngài. Nhờ cái chết của Ngài mà chúng ta được tái sinh; "Ngài đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành." (Is 53, 5)
Phục sinh, tâm điểm của thời gian, là biến cố nối kết thời gian và vĩnh cửu. Đó thực sự là “ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ.” (Tv 118, 24)
BBT web TGPSG tổng hợp
bài liên quan mới nhất
- Ngày 25 Tháng 12 – Đại lễ Giáng sinh
-
Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024