Phụng vụ tháng Mười 2021
TGPSG -- Tháng Mười được dành để kính Đức Mẹ Mân Côi. Lễ Đức Mẹ Mân Côi được cử hành vào ngày 7-10.
Tháng Mười nằm trong Mùa Thường Niên, được thể hiện bằng màu xanh lá cây, biểu tượng của niềm hy vọng, khơi dậy trong các tín hữu niềm hy vọng gặt hái được mùa màng vĩnh cửu trên trời, đặc biệt là hy vọng được phục sinh vinh quang.
Phụng vụ trong tháng Mười không tập trung vào một mầu nhiệm cụ thể nào của Chúa Kitô, nhưng chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa Kitô ở mọi khía cạnh, lắng nghe và thực hiện những lời giảng dạy của Chúa để trở thành môn đệ của Ngài.
Bài đọc Tin Mừng của các Chúa nhật trong tháng Mười năm 2021 đều được trích từ Phúc Âm theo thánh Máccô và thuộc Năm B.
Ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng
Sứ mạng truyền giáo: Chúng ta cầu xin cho mọi người đã được rửa tội luôn biết dấn thân truyền giáo, luôn sẵn sàng truyền giáo, bằng cách trở thành chứng nhân với một cuộc sống mang hương vị của Tin Mừng.
Các vị Thánh của tháng Mười
Trong tháng này, có các lễ kính Thánh Têrêsa (1-10), Các Thiên thần hộ thủ (2-10), Thánh Phanxicô Assisi (4-10), Thánh Faustina (5-10), Đức Mẹ Mân Côi (7-10), Thánh Gioan XXIII (11-10), Thánh Têrêxa Avila (15-10), Thánh Thánh Margaret Maria Alacoque (16-10), Thánh Ignatio thành Antiokia (17-10), Thánh Luca (18-10) Thánh Gioan Phaolô II (22-10), Thánh Antôn Maria Claret (24-10), Thánh Simon và Thánh Giuđa (28-10).
Trọng tâm của Phụng vụ
Tháng Mười có hai lễ diễn tả truyền thống đạo đức lâu đời của người Công giáo, đó là lòng sùng kính Đức Mẹ Mân Côi (7-10) và các Thiên thần Hộ thủ (2-10).
Vào tháng 10-2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết Tông Thư Rosarium Virginis Mariae (Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria) trong đó ngài thêm vào 5 mầu nhiệm Sự Sáng. Giáo hội mời gọi các tín hữu đọc lại Tông thư này để hiểu sâu hơn vẻ đẹp của Kinh Mân Côi và sốt sắng lần chuỗi với gia đình trong suốt tháng Mười.
Mỗi người đều có một Thiên thần hộ mệnh, và ngày 2-10 Giáo hội nhắc nhớ vai trò của các ngài. Chúng ta nên bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với Chúa vì đã đặt những thiên thần này phục vụ chúng ta. Có một người giám hộ như thế sẽ giúp chúng ta tự tin trong mọi khó khăn của cuộc sống. Mọi người Công giáo nên thường xuyên đọc kinh ‘Thiên thần Bản mệnh’[1].
[1] Con thân Đức Thánh Thiên Thần, tính thiêng liêng sáng láng, con cám ơn Đức Thánh Thiên Thần giữ con từ thuở mới sinh đến nay cho khỏi tay quỉ. Đức Thánh Thiên Thần là thầy con, mở lòng cho con biết được đạo thánh Chúa trời đất. Vì vậy con cầu cùng Đức Thánh Thiên Thần giữ con ban ngày, xem con ban đêm, cho đến trọn đời, kẻo ma quỉ dữ cám dỗ được con. Con lạy Đức Thánh Thiên Thần khấn nguyện cho con thông minh sáng láng, giữ mười sự răn, chừa mọi sự dữ, đến khi con lâm chung, xin cùng Đức Chúa Trời cho linh hồn con được lên ở cùng Đức Chúa Trời và Thánh Thiên Thần hằng sống vui vẻ đời đời chẳng cùng. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024