Phụ nữ có thêm những lựa chọn điều trị để không phá thai

SEOUL (UCAN) – Một bệnh viện Công giáo ở Hàn Quốc đang thúc giục các thai phụ đừng giết hại thai nhi bị bệnh bẩm sinh bởi vì nhiều ca có thể được điều trị sau khi sinh.
Agnes Che Je-hee nói: “Khi biết được khuyết tật có thể chữa được … nhiều phụ huynh thay đổi ý định và không phá thai”.
“Giải thích rõ ràng thông điệp này là rất quan trọng”, theo cô y tá điều phối viên tại Trung tâm Bệnh Bẩm sinh Công giáo ở Bệnh viện Đức Mẹ Seoul.
Đây là một trong hai bệnh viện ở Seoul có tiện nghi điều trị các bệnh bẩm sinh. Bệnh viện thứ hai là Trung tâm Y khoa Asan điều trị các bệnh về tim, trong khi bệnh viện Đức Mẹ xử lý rất nhiều vấn đề y khoa.
Chị Che nói trung tâm của chị đã có thể thuyết phục được khoảng 60-70 cặp không phá thai từ khi khai trương ngày 23-3-2009.
“Trung tâm của chúng tôi nhằm giải thích rõ cho các bậc làm cha mẹ biết về thông điệp Giáo hội Công giáo xem bào thai là một con người ngay từ lúc thụ thai”, chị giải thích.
Bệnh viện có 1.200 giường và khoảng 3.500 nhân viên y tế, lớn nhất trong nước.
Nhân viên bệnh viện nói với những phụ nữ có ý định phá thai do thai nhi bị các bệnh bẩm sinh rằng trung tâm bệnh bẩm sinh có thể giúp theo kế hoạch điều trị lâu dài sau khi sinh.
Theo chị Che, khuyết tật thường được phát hiện khi thai được 20-25 tuần nhờ siêu âm.
Sau khi phát hiện bào thai mắc các bệnh bẩm sinh, các bà mẹ thường phá thai, ngay cả khi thai đã được bảy tháng, chị Che cho biết.
Bệnh viện có hơn 30 bác sĩ khoa sản và khoa nhi làm việc chặt chẽ với nhau để điều trị các trẻ sơ sinh bị khuyết tật.
Theo Luật Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, quy định được phép phá thai trong trường hợp bị hiếp dâm hay loạn luân, nếu bào thai bị khiếm khuyết về gien, hay sức khỏe người mẹ yếu.
Tuy nhiên, một số bác sĩ trong nước phá thai cho những người muốn phá thai vì lý do xã hội và kinh tế.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Phúc lợi và Gia đình, có khoảng 340.000 ca phá thai được ghi nhận trong năm 2005. Trong đó chỉ có 14.939 ca, khoảng 4,4%, được xếp vào loại phá thai “hợp pháp”.
Tuy nhiên, Giáo hội địa phương ước tính mỗi năm có khoảng 1,5 triệu ca phá thai.
bài liên quan mới nhất

- Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội
-
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV -
“Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng -
Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y