Niềm hy vọng của Ngày Quốc tế Phụ nữ

Niềm hy vọng của Ngày Quốc tế Phụ nữ

Chủ đề của Ngày Quốc tế phụ nữ năm nay là trao quyền cho phụ nữ nông thôn và xóa bỏ đói nghèo. Tại châu Á, phụ nữ gặp những hoàn cảnh ngày càng dễ bị tổn thương, nhất là tại các cộng đồng người tị nạn.

Dù trẻ hay già, trong các trại tị nạn gần biên giới hay trong các chung cư thành phố, phụ nữ đều phải cáng đáng việc chăm lo cho gia đình ở những nơi họ bị từ chối quyền lợi pháp lý và quyền con người.

Chạy khỏi quê nhà để trốn nạn bóc lột chính trị, tình dục hay kinh tế, nhiều người đến Thái Lan hay các nước khác trong khu vực với hy vọng tìm được một môi trường an toàn để sinh sống và làm việc.

Để kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ năm nay, Tổ chức Chăm sóc người tị nạn châu Á Thái Bình Dương của dòng Tên (JRS) ở Bangkok đã thu thập bằng chứng của chị em trong khu vực bày tỏ khát khao nóng bỏng nhưng rất cơ bản của họ về gia đình và tương lai.

‘Nhà của tôi an toàn trong cả mùa mưa lẫn mùa khô’

Trong các trại tị nạn ở biên giới Thái Lan-Miến Điện, một số trại có hơn 20.000 người tị nạn, phụ nữ lo lắng về việc tái định cư, bị trả về Miến Điện, giáo dục con cái và kiếm sống. Nhưng tất cả đều lo nhất về một điều căn bản hơn đó là phải tồn tại.

Sống trong rừng vào mùa mưa thì bị sạt lở đất. Một trật lở đất và cây cối ngã đổ theo có thể cuốn trôi toàn bộ nhà cửa xuống các con dốc của các trại. Vào mùa khô, sợ nhất là hỏa hoạn, chẳng hạn, vụ cháy mới đây ở trại tị nạn Umpiem Mai có thể thiêu trụi các khu trong trại chừng vài phút.

“Thỉnh thoảng chúng tôi nghe được tin có người mới chết do cây ngã đè. Chúng tôi luôn lo sợ lở đất trong mùa mưa và hỏa hoạn trong mùa hè. Chúng tôi không có đủ nước sạch trong mùa hè và không có dụng cụ chữa cháy” – May Tho, một người tị nạn, nói.

‘Một tương lai bảo đảm cho con cái’

Tôi đến Thái Lan và nghĩ rằng tôi sẽ kiếm đủ tiền cùng với chồng trở về Miến Điện và cho con cái vào trường học tốt. Giờ đây chúng tôi lại ở đây và còn không thể kiếm đủ tiền để sống cho đàng hoàng. Chúng tôi không có tiền tiết kiệm và chẳng bao lâu nữa con cái tôi sẽ phải nghỉ học để làm việc phụ gia đình, theo một người mẹ của hai người con di cư đến Ranong cách đây 5 năm.

‘Không bị bạo lực tình dục’

“Tôi thật sự được tôn trọng khi làm nhân viên cảnh sát tại Djibouti. Nhưng có lần tôi nhận ra chồng tôi sẽ không bao giờ hết lạm dụng và tra tấn tôi, và không ai trong cộng đồng cứu được tôi khỏi tay ông ta, tôi đã phải bỏ đi. Không có tình trạng tị nạn, tôi lo sợ họ sẽ trả tôi về với ông ta và tôi sẽ chết mất” – Amina sống tại Bangkok cùng với con trai đang chờ tái định cư, kể.

‘Có đủ lương thực để nuôi gia đình ba bữa ăn mỗi ngày’

“Nếu chúng tôi không làm bánh mì vào buổi sáng, nếu chúng tôi bị bệnh hay cảm thấy mệt, chúng tôi sẽ không có đủ tiền để nuôi các con. Vì thế, chúng tôi phải làm việc này mỗi ngày, bất cứ thứ gì” – Adelah cùng với chồng làm bánh mì dẹp Afghanistan bán cho cộng đồng người tị nạn sống ở vùng ngoại ô của Jakarta, kể.

‘Sân nhà chúng tôi không còn bom chùm và mìn’

Bà Yay Mao mất con gái và cháu gái do mìn vào thập niên 1970. Và chỉ mới cách đây 5 tháng, cháu trai 10 tuổi của bà lại bị chết khi tìm thấy một quả bom chùm gần nhà. Trong khi Campuchia đã ký kết cấm mìn và bom chùm, lại mất hàng thập kỷ để dọn sạch mìn trong nước. Hãy kêu gọi chính phủ của bạn cấm bom mìn ngay hôm nay và tìm cách giúp những người giống như Yay Mao được sống an toàn.

Molly Mullen là trợ lý truyền thông khu vực tại JRS châu Á Thái Bình Dương

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top