Ngày 22/07: thánh nữ Maria Mađalêna, lễ kính (+video)

Ngày 22/07: thánh nữ Maria Mađalêna, lễ kính (+video)

Ngày 22/07: thánh nữ Maria Mađalêna, lễ kính (+video)

Ngày 22 tháng 7
THÁNH NỮ MARIA MAĐALÊNA

A. Đôi dòng tiểu sử

1. Trước khi theo Chúa: Chơi xả láng.

Maria Mađalêna, là con một gia đình phú quý sang trọng.

Sau khi cha mẹ mãn phần, Ngài được hưởng một lâu đài kếch sù ở Magdala, miền Galilê, do đó người ta gọi Ngài là Maria Mađalêna. Với cái gia tài to tát nầy, Maria sống xa hoa, đài các, sa đọa, làm cớ cho cả vùng Galilê gièm pha khinh dể. Nàng sa đọa, trụy lạc đến nỗi trở nên nô lệ ma quỷ, bị ma quỷ ám hại?

2. Sau khi theo Chúa: Can đảm điều chỉnh lại cuộc đời

Nhưng Chúa Giêsu thương Maria, khiến cho nàng ước muốn gặp Người. Và đây cơ hội thuận tiện đã đến. Nàng nghe tin Chúa dự tiệc tại nhà ông Simon biệt phái, nàng chạy đến để gặp Người:

Và kìa một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.

Thấy vậy, ông Pharisiêu đã mời Người liền nghĩ bụng rằng: “Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi!” Đức Giêsu lên tiếng bảo ông: này ông Simon, tôi có điều muốn nói với ông! Ông ấy thưa: “Dạ, xin Thầy cứ nói” . Đức Giêsu nói: “Một chủ nợ kia có hai con nợ: một người nợ năm trăm quan tiền, một người nợ năm chục. Vì họ không có gì để trả, nên chủ nợ đã thương tình tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nợ hơn?. Ông Simon đáp: Tôi thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn. Đức Giêsu bảo: “Ông xét đúng lắm.”

Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Simon: ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. Dầu ôliu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm. mà đổ lên chân tôi. Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít. Rồi Đức Giêsu nói với người phụ nữ : “Tội của chị đã được tha rồi.” (Lc. 7,3 7-48)

Từ đó, Maria Mađalêna nhiệt thành đi theo giúp việc Chúa, sống đời đạo đức thánh thiện. Khi Chúa chết, Ngài đứng dưới chân thập giá. Trong lúc mai táng Chúa, Thánh nữ cũng có mặt với các môn đệ, chính Ngài đã chứng kiến ngôi mộ trống và là người đầu tiên nhận ra Chúa phục sinh và loan báo Tin mừng phục sinh cho các môn đệ.

3. Sau khi Chúa về Trời: Hết lòng loan báo Tin Mừng Phục Sinh

Thánh Giáo Hoàng Ghêgôriô Cả đã khen ngợi lòng yêu mến thiết tha của thánh nữ như thế này:

“Maria Mađalêna, sau khi ra mồ và không thấy xác Thầy mình ở đây nữa, liền tưởng là người ta đã mang Thầy mình đi rồi và chạy đi đưa tin cho các môn đệ. Các môn đệ tới, thấy như vậy và tin lời người phụ nữ đã nói. Sách Thánh đã viết về họ rằng : Vậy các môn đệ trở vnhà. Nhưng tiếp theo : Còn Maria thì đứng lại ở ngoài cứa mồ mà khóc lóc. ,,

Trong câu chuyện này, ta phải thấy tình yêu đã làm cháy lòng người phụ nữ kia đến thế nào. Chúng ta thấy dù các môn đệ đã ra về, nhưng chị vẫn không rời bỏ mồ Chúa. Chị còn muốn tìm Đấng mà người ta không thấy. Chị khóc lóc mà tìm. Và bởi cháy lửa tình yêu mến đối với Chúa, chị càng nồng nàn ao ước tìm được Đấng mà chị tưởng là người ta đã mang đi: chính vì vậy mà chỉ có một mình chị đã thấy Người vì chị đã ở lại mà tìm. Ở đây chúng ta nhớ lời của Chúa đã nói xưa được ứng : Ai kiên trung đến cùng sẽ được cứu rỗi “.

B. Bài học

1. Yêu mến và tha thứ luôn có họ hàng với nhau

Trong một buổi chia sẻ kinh nghiệm sống, một phụ nữ đã kể lại như sau:

Tôi nhớ ngày tôi còn là một thiếu nữ, một lần kia cha mẹ tôi dắt tôi đi xem cuốn phim tựa đề là “ảo ảnh cuộc đời”. Phim đó kể lại chuyện một cô gái không những đã bội bạc mà còn khinh khi làm khổ người mẹ đang hết lòng yêu thương và hy sinh cho cô. Qua nhiều biến có thăng trầm, cuối cùng, người mẹ đau khổ đó chết, cô gái trở về thống hối tiếc thương.

Về nhà, hôm ấy gia đình bàn tán về ý nghĩa của câu chuyện trong phim. Tôi nhớ rõ là tôi đã bực bội phê bình to tiếng:

- Bấy giờ trở về ăn năn thống hối làm gì nữa, vì mẹ đã chết rồi.

Tôi thấy mẹ tôi định trả lời, nhưng cha tôi dùng ánh mắt ngăn mẹ tôi lại và nói:

- Không có sự trở về nào là trễ trong tình thương con ạ.

Ngày đó, thú thật tôi không hiểu gì nhiều về câu trả lời của cha tôi. Nhưng bây giờ đã là mẹ, tôi mới thấm ý nghĩa của lời đó. Chính câu nói ấy đã giúp tôi luôn sẵn sàng yêu thương tha thứ cho con cái tôi .

2. Sự trung kiên đến cùng bao giờ cũng mang lại những kết quả tốt đẹp

Một tu sĩ trẻ nọ được gởi đến làm việc với một số anh em khác, công việc của họ là dệt một khung vải rộng lớn, trên đó mỗi người ngày ngày dệt phần được trao phó, việc làm xem ra độc điệu và vô nghĩa. Ngày nọ, không còn chịu đựng nổi một công việc nhàm chán như thế. Người tu sĩ trẻ thốt lên với tất cả sự giận dữ của mình:

Trước khi tôi được sai đến đây, người ta nói với tôi về một công trình nghệ thuật cao cả mà tôi sẽ góp phần vào. Bây giờ tôi chỉ thấy rằng, tôi phải dùng kim đâm qua xỏ lại như một cái máy, tôi không thấy đâu là nghệ thuật cả.

Nghe thế, vị tu sĩ già mới nói với thầy như sau:

Con ơi làm sao con thấy được công trình nghệ thuật mà chúng ta đang cộng tác để thực hiện bởi những gì con đang thấy là mặt trái của tấm thảm. Hơn nữa, việc con đang làm là một điểm nhỏ trong công trình mà thôi.

Khi tấm thảm đã hoàn thành, người ta lật tấm thảm lại. Lúc bấy giờ, vị tu sĩ trẻ mới thấy rằng mình góp phần vào một tuyệt tác. Đó là bức tranh của Ba Vua triều bái hài nhi Giêsu, những đường kim mà người tu sĩ trẻ ngày ngày đút qua xỏ lại, chính là hào quang sáng chói trên đầu Chúa Hài Nhi. Điều mà thầy cho là vô nghĩa nhất giờ đây hiện lên như một kỳ công.

Top