Mùa vụ cuối năm
Nhiều khi chúng ta suy nghĩ, giá trị cùng đích của cuộc sống là gì, nó thuộc nhóm vật chất hay tinh thần? Khi bàn về mối quan hệ giữa người giàu và người nghèo vật chất, Mẹ Têrêsa Calcuta nói rằng: “Người giàu được sinh ra để cứu vớt người nghèo, còn người nghèo được sinh ra để cứu rỗi người giàu”. Tuy vậy, con người lại có nhu cầu cần làm giàu cả vật chất và tinh thần nhưng vật chất lại được số đông người tập trung cả công sức, thời gian.
Trong khi vật chất là một đại lượng dễ đo lường thì tinh thần lại quá khó để đo. Đặc biệt, hai đại lượng này có thể chuyển hóa qua lại trong một số trường hợp. Một người A giàu có, khi dùng tài chính của mình để chia sẻ cho người nghèo khó thì niềm vui, hoan lạc trong A sẽ được cộng thêm. Một người B sở hữu một ý chí vượt khó mạnh mẽ, sẽ có nhiều cơ hội để túi tiền của mình nặng hơn.
Trong 14 điều tâm niệm của Phật giáo, các giá trị tinh thần được đánh giá cao. Ví dụ: Bi ai lớn nhất của đời người là sự ghen tị; Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung; Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.
Điều kiện để cây nho sinh nhiều hoa trái
Đặc điểm sinh học của cây nho cho biết, sản lượng cuối vụ không chỉ phụ thuộc thời tiết, phân bón mà còn liên quan đến chuyện cắt tỉa nhành, lá. Việc cắt tỉa này có thể so sánh với các công việc mà thánh Gioan tiền hô kêu gọi mỗi chúng ta trong mỗi mùa Vọng. Đừng tham vươn ra những thứ xa rời thân nho. Câu chuyện Chúa Giêsu trách nhẹ Matta và khen Maria cũng nằm trong ý nghĩa này (Lc 10, 38-42). Những nhành càng xa thân nho càng dễ bị hấp lực từ những thứ thuộc thế gian, đó là các giá trị vật chất, quyền lực, dục vọng. Để luôn có được sức mạnh, các Kitô hữu cần được thanh tẩy (cắt tỉa) thường xuyên.
Thiên Chúa sau khi tạo dựng muôn loài, Ngài đòi hỏi các thụ tạo phải sinh lợi, và con người không nằm ngoài qui luật này. Trong sách Sáng thế, Ngài bảo “Đất phải sinh thảo mộc xanh tươi…” (St 1, 11) và với loài vật “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy biển…” (St 1, 22). Thiên Chúa đã ban cho con người các phương tiện trước khi yêu cầu họ phải sinh lợi. Khi sai Con Một giáng thế, chính Đức Kitô đã trở thành nhựa sống, để mỗi chúng ta khi kết hiệp với Ngài qua việc đón nhận Mình và Máu Chúa, chúng ta không chỉ được sống trong Ngài mà còn sinh nhiều hoa trái khác.
Hoa trái của Kitô hữu
Trong mùa Vọng trước lễ Giáng Sinh, một khi đã tích cực làm các công việc lấp hố sâu, san cho bằng các núi đồi, sửa cho ngay các lối đi quanh co, nghĩa là chúng ta đang chuyển động đến gần Thiên Chúa. Sự chuyển động này làm một cành nho gắn chặt hơn nữa với thân nho trong sự kết hiệp, nhờ can đảm cắt bỏ những thứ đối nghịch với Nước Trời. Và kết quả là cành nho sẽ sinh nhiều hoa trái.
Những hoa trái mà mỗi người sẽ gặt được khi kết hiệp gần với cuộc sống của Đức Kitô, như một cành nho sau khi cắt tỉa trước mỗi mùa vụ là gì? Trong (Ga 5, 22) Thánh Phaolô viết: “Còn hoa quả của Thần Khí là: mến yêu, vui mừng, bình an, rộng rãi, tốt lành, lương thiện, tín trực, hiền từ, tiết độ”. Chín nhân cách (hoa trái) này lại thuộc lãnh vực tinh thần. Con người là nhục thể, Thiên Chúa là thần khí và chẳng thuộc thế gian, nên hoa trái Ngài ban thưởng là những thứ mà thế gian thường cho là xa lạ.
Chỉ còn vài ngày nữa chúng ta sẽ kết thúc một năm Dương lịch, được xem như kết thúc một mùa vụ. Câu nói của Thánh Phaolô là một gợi ý để mỗi người tự đánh giá những hoa trái mà chúng ta đã gặt được sau những nỗ lực đã thực hiện trong 365 ngày qua khi chọn con đường mà Chúa Giêsu đã chỉ dẫn. Bảng tự đánh giá có thể so sánh với chính mình trong năm này và những năm trước, đế thấy độ thăng tiến hay suy giảm về những nhân cách trên.
Lạy Chúa Giêsu, dù đã luôn cố gắng dịch chuyển về Ngài nhưng chúng con vẫn là những tội nhân yếu đuối, dễ vỡ. Dù có tiến bộ hay thụt lùi, chúng con luôn nhận thức “nếu không có Thầy, chúng con chẳng làm được điều gì”. Xin vẫn ở cùng chúng con vì chúng con luôn luôn cần đến Ngài trên mỗi bước đường đầy chông gai ở trần thế và được về bên Ngài chính là cùng đích.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 25 Tháng 12 – Đại lễ Giáng sinh
-
Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024