Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu năm C (+video)
Thiên Chúa vui mừng vì người tội lỗi ăn năn
l. Con Chiên lạc.
Trong một cuộc họp tĩnh tâm, linh mục giảng thuyết kể dụ ngôn con chiên lạc: Người kia có nuôi bầy chiên có chuồng trại tử tế. Một hôm có con chiên tìm thấy một lỗ hổng nên chui ra. Nó mừng rỡ như chim sổ lòng, chạy nhảy tung tăng, mãi quên đường về... Trời sắp tối, nó thấy có con chó sói đang rình bắt nó. Nó hoảng sợ chạy bán sống bán chết, trong khi con chó sói hung dữ rượt đuổi theo sát bên. May nhờ người chăn chiên vừa kịp chạy đến, đánh đuổi con chó sói, vui mừng vác nó lên vai đem về chuồng, và khoe với bạn bè hàng xóm?...
Mọi người đến chia vui với anh. Thình lình họ nhìn thấy một lỗ hổng trong chuồng. Họ bảo anh bít lại; nhưng lạ thay, anh không bít lại mà cứ để như thế...
**
Đó là hình ảnh con người chúng ta. Chúa dựng nên con người chúng ta được tự do. Người tôn trọng tự do của chúng ta. Và tổ tiên chúng ta đã lạm dụng tự do Chúa ban... Nhưng Chúa vẫn thương, cho Con Một Người chịu chết cứu chuộc chúng ta. Đó là Vị Mục tử nhân lành Chúa cha sai đến hướng dẫn chúng ta trên đường về Quê Trời.
Mỗi lần chúng ta phạm tội là chúng ta xúc phạm tình thương của Chúa, là lạm dụng tự do Chúa ban. Bổn phận chúng ta là luôn cố gắng sống trung thành với Chúa; nên có lỡ lầm sa ngã thì lo ăn năn sám hối để được Chúa thương tha thứ. (Theo “Tất cả là hồng ân”)
2. Tha thứ
Người hành khất đang đứng trước cửa nhà một người giàu có để xin bố thí.
Nhưng mặc cho người nghèo khó nài xin, ông nhà giàu vẫn giả điếc làm ngơ... Người ăn mày cứ van xin mãi, ông nhà giàu bực bội khó chịu, lấy đá ném vào anh ta.
Anh lặng lẽ nhặt hòn đá bỏ vào bị và thầm thủ:
- Ta sẽ ném trả lại mi, lúc mi sa cơ thất thế.
Lời chúc dữ của người nầy đã thành sự thật. Một thời gian sau, ông nhà giàu bị bắt và bị tịch thu tài sản vì tội gian lận, chiếm đoạt công quỷ và tài sản công dân. Hôm áp giải người giàu vô ngục, người hành khất đi theo, lòng sôi sục căm hờn, quyết phen nầy trả thù cho hả dạ. Nhưng vì thấy gương mặt tiều tụy thảm thương của kẻ sa cơ, anh từ từ bỏ hòn đá xuống đất và tự trách:
- Tại sao tạ mang nặng hòn đá nầy bao lâu nay? Giờ đây con người giàu có đó cũng chỉ là một kẻ khốn khổ như ta. Nó cũng cần tình thương như ta.
* *
Tha thứ là tuyệt đỉnh của yêu thương, bởi vì tha thứ là yêu thương chính kẻ thù của mình. Hiến tếâ thập giá của Chúa Giêsu đã trở nên trọn hảo khi Ngài thưa với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì cháng không biết việc chúng làm”. Và nhất là khi Ngài bảo người trộm lành: “Ngay hôm nay, anh được lên Thiên đàng với tôi”.
Chúa là tình thương. Chúa luôn thương tha thứ lỗi lầm chúng ta. Chúng ta có thương tha cho anh chị em chúng ta không? Chúa đã dạy bảo: “Các con có tha thứ cho nhau thì cha trên trời mới tha tội các con”. Và khi thánh Phêrôâ hỏi Chúa phải tha 7 lần chăng, Chúa trả lời: “phải tha 70 lần 7”, nghĩa là phải tha thứ cho nhau luôn vì Chúa vẫn luôn thương yêu tha thứ tội lỗi chúng ta, mỗi khi chúng ta sám hối ăn năn và chạy đến tòa cáo giải. (Theo “Tất cả là hồng ân”).
3. Xin tha tội con
Một lần Chúa Giêsu hiện ra với Cha Giovani tỏ lòng thương yêu và khen giáo dân của ngài, vì họ làm đẹp lòng Chúa. Cha liền thưa với Chúa:
- Lạy Chúa, chắc là vì họ sốt sắng thờ phượng Chúa?
Chúa lắc đầu, Cha hỏi tiếp:
- Có thể là vì họ biết cảm tạ Chúa?
- Cũng không phải thế.
Cha Gíóvani suy nghĩ một lúc rồi thưa:
- Hay là vì họ biết kêu xin Chúa ban ơn nầy ơn nọ?
Chúa Giêsu cũng lắc đầu nói:
- Con đoán sai cả rồi. Điều mà giáo dân của con làm cho Ta vui lòng nhất là họ biết nài xin mỗi khi cầu nguyện: Lạy Chúa, xin thương tha tội chúng con, vì chúng con là kẻ tội lỗi...
* *
Chúa không chờ đợi nơi con người điều gì khác hơn là lòng khiêm nhượng thống hối ăn năn, để người thương tha thứ. Người vui mừng khôn xiết khi tìm được con chiên lạc. (Lc.l5,4-7 khi tìm được đồng bạc đã mất (Lc.15,8-10), khi đứa con bụi đời trở về (Lc.15,l1-32).
Thánh Phaolô đã cảm nghiệm được tình thương tha thứ của Chúa nên nói: tất cả chúng tôi xưa kia cũng thuộc hạng người đó khi chúng tôi buông theo các đam mê của tính xác thịt... Bẩm sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Chúa như những người khác. Nhưng Thiên Chúa Giêsu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô?(Ep.2,2-5).Chúng ta có cần được Chúa thương tha thứ không? Làm sao được Chúa thương tha thứ? (Theo “Sám hối và canh tân”)
4. Lòng thông cảm.
Có một góa phụ Trung Quốc giàu có, nuôi dưỡng một tu sĩ Phật giáo trong 20 năm. Bà xây cho vị tu sĩ một tịnh xá trong khu vườn thanh tịnh của bà. Bà cung cấp đầy đủ mọi thứ cho ông. Bà rất vui mừng thấy ông ngày càng tiến đức trên đường tu luyện. Dù vậy bà cũng muốn thử xem 20 năm hy sinh của bà có hoài công không.
Bà thuê một cô gái đẹp đến cám dỗ vị tu sĩ. Đang đêm, lúc nhà sư ngồi chăm chỉ tụng kinh, cô gái bước vào tịnh xá, dùng đủ mọi thủ đoạn quyến rũ ông. Nhưng ông vẫn một mực tụng niệm, không màng gì đến sự quyến rũ của cô. Đến lúc ông không còn chịu đựng nổi sự cám đỗ của cô gái, ông quơ lấy cái quạt, đánh túi bụi vào người cô gái và tống cổ ra ngoài. Cô gái liền đến gặp bà góa phụ, kể lại diễn tiến câu chuyện. Nghe xong báo cáo của cô gái, thay vì khen ngợi sự thánh thiện của vị tu sĩ, ngươi đàn bà nầy nổi giận thốt lên:
- Hắn ta không biểu hộ một chút thông cảm nào với con. Hắn ta không nói được lời nào khuyên bảo dạy dỗ con, cho con đừng làm điều xấu xa đó. Như thế 20 năm cầu nguyện ăn chay của hắn quả là vô ích, vì hắn chưa đạt được điều thiết yếu của uộc sống tu trì. Đó là lòng cảm thông...
* *
lòng đạo đức, sự thánh thiện đích thực luôn được thể hiện bằng sự cảm thông. Đó cũng chính là biểu tỏ sự thánh thiện của Thiên Chúa. Xuyên suốt qua Kinh Thánh, Thiên Chúa được mạc khát như một người Cha Giêsu lòng thương xót và cảm thông. Chúa Giêsu chính là quả tim nhân từ bằng xương bằng thịt của Thiên Chúa. Cả cuộc sống của Ngài là những nhịp đập triền miên của trái tim Thiên Chúa. Ngài ngồi đồng bàn với những người tội lỗi. Ngài mời gọi người tội lỗi cộng tác với Ngài trong công cuộc cứu rỗi loài người. Ngài sẵn sàng tha thứ cho kẻ nghịch người thù của Ngài.
Đặc biệt trong Tin mừng hôm nay, Ngài tìm cho kỳ được con chiên bị mất. Tìm được rồi, Ngài mừng rỡ vác nó lên vai. Về đến nhà, Ngài mời bạn bè hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi vì tôi dã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó?(Lc.15,4-6).
Là hiện thân sự thánh thiện của Thiên Chúa, qua cả cuộc ống và cái chết của Ngài, Chúa Giêsu khẳng định với chúng ta: sự thánh thiện đích thực của con người chính là tình yêu thương, lòng tha thứ, sự cảm thông... Phải chăng Ngài muốn cảnh cáo chúng ta: “Những lời cầu kinh, những việc đạo đức và bao nhiêu việc lành khác đều sẽ vô giá ta:, nếu chúng không phải là một mời gọi đưa dẫn chúng ta đếân cuộc sống yêu thương, cảm thông và tha thứ. (Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày” tập lV).
5. Phép lạ tình thương.
Đức Cha Fulton Sheen thuật lại một phép lạ do lòng thương xót của Chúa như sau.
Một người đàn ông đang nằm chờ chết trong bệnh viện. Ông đã bỏ đạo 30 năm. Chẳng những thế, ông còn dùng sách vở báo chí xấu đầu độc nhiều người nhất là giới trẻ, cố ý cho họ mất lòng tin như ông. Đã có 20 Linh mục đến thăm và mời gọi ông trở về với Chúa, nhưng đều bị ông đuổi khéo. Đức Cha là người sau cùng đến thăm ông, nhưng không phải chỉ đến thăm một lần là 40 lần. Và đến lần 40, Ngài mới đem việc linh hồn ra bàn với ông:
- Nầy ông bạn, có lẽ đêm nay ông sẽ vĩnh viễn ra đi...
- Vâng, tôi biết.
- Tôi tin chắc ông muốn làm hòa lại với Chúa.
Vừa nghe thế, ông ta cố la lên:
- Tôi không bao giờ làm hòa với Chúa. Ông hãy cút đi.
Vị Giám mục nói với ông:
- Xin ông thông cảm. Tôi không đến đây một mình.
- Vậy ông đến với ai?
- Tôi mang Chúa đến cho ông. Tôi tin chắc ông không đuổi Chúa đi.
Nói xong, Đức Cha cho ông ta xem Mình Thánh Chúa Ngài mang trên ngực.
Ông ta làm thinh. Đức Cha liền quỳ xuống bên giường ông, thầm thĩ cầu nguyện một lúc rồi nài nỉ:
- Tôi tin chắc ông muốn làm hòa lại với Chúa...
Một lần nữa, ông ta từ khước và gọi cô y tá vào.
Đức Cha Sheen cúi mặt xuống sát bên ông năn nỉ:
- Tôi chỉ xin ông một điều: ông hãy hứa với tôi: đêm nay ông hãy nói với Chúa: Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con.
Ông ta không hứa gì mà còn bảo:
- Ông hãy cút đi. Tôi không bao giờ nói câu đó.
Vị Giám mục lủi thủi bước ra. Nhưng trước khi ra về, Ngài dặn cô y tá.
- Bất cứ lúc nào ông ta cần, cô làm ơn báo cho tôi biết.
Khoảng 4 giờ sáng, cô y tá gọi điện thoại cho Đức Cha biết ông ta vừa qua đời. Trước khi chết, ông ta cứ lặp đi lặp lại câu: “Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con...
* *
Đó là phép lạ của lòng Chúa thương xót. Một người đã bỏ Chúa suốt 30 năm, giờ chót vẫn cả quyết không bao giờ làm hòa lại với Chúa. Thế mà trước khi nhắm mắt lìa đời đã biết kêu xin Chúa thương, đã biết chạy đến Thánh Tâm yêu thương của Chúa Giêsu.
Qua các phép lạ Chúa Giêsu làm, luôn có sự cộng tác của con người Cần có 5 chiếc bánh và 2 con cá để Chúa Giêsu hóa ra nhiều nuôi dân chúng đói khát. Trong câu chuyện trên đây chính Đức Cha Fulton Sheen đã gợi lên cho người hấp hối lòng tin tưởng vào tình yêu Chúa và phép lạ đã xảy ra.
Chính ơn Chúa mới là sức mạnh cải hóa tâm hồn con người. Chính Chúa mới là Đấng thực hiện phép lạ, nhưng Ngài cần sự hiện diện, đôi tay, môi miệng và bất cứ sự đóng góp nào của chúng ta để ngài thông ban tình thương bao la của Ngài. Có biết bao nẻo đường đểâ con người gặp được Chúa. Có biết bao cách thế để Chúa ban phát lòng thương xót của Ngài cho nhân loại. Chính cuộc sống và chứng tá hằng ngày của Kitô hữu chúng ta là một trong những nẻo đường và cách thế đó. (Theo “Chờ đợi Chúa”).
bài liên quan mới nhất
- Thứ Hai tuần 1 Thường niên (+video)
-
Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm C (+video) -
Thứ Bảy sau Lễ Hiển Linh (+video) -
Thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh (+video) -
Thứ Năm sau Lễ Hiển Linh (+video) -
Thứ Tư sau Lễ Hiển Linh (+video) -
Thứ Ba sau Lễ Hiển Linh (+video) -
Thứ Hai sau Lễ Hiển Linh (+video) -
Chúa nhật Lễ Chúa Hiển Linh (+video) -
Ngày 05/01 (+video)
bài liên quan đọc nhiều
- Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật Truyền giáo (+video)
-
Chúa nhật 2 Phục sinh năm A (+video) -
Ngày 22/07: thánh nữ Maria Mađalêna, lễ kính (+video) -
Chúa nhật 6 Phục sinh năm A (+video) -
Thứ Bảy tuần 2 Phục sinh (+video) -
Chúa nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa năm A (+video) -
Chúa nhật 4 Phục sinh năm A - Lễ Chúa Chiên Lành (+video) -
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu năm A (+video) -
Chúa nhật 7 Phục sinh năm A - Lễ Thăng Thiên (+video) -
Thứ Hai tuần 22 Thường niên (+video)