Lễ mừng bổn mạng Đức cha GB. Bùi Tuần 24-06-2010
Theo thông lệ hàng năm, sáng ngày 24.6.2010 quý cha đã trở về Toà Giám mục, để chúc mừng Đức cha Bùi Tuần, nhân ngày sinh của thánh Gioan Baotixita, bổn mạng của ngài. Thánh lễ đã được Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu cử hành vào lúc 10g, với sự đồng tế của Đức cha Bùi Tuần, 82 linh mục Giáo phận và với sự tham dự của một số các tu sĩ nam nữ. Trong bài giảng Đức cha Gioan đã chia sẻ về lời xác quyết của thánh Gioan Tiền Hô: Mình chỉ là “Tiếng kêu trong sa mạc, dọn đường cho Đức Chúa” (Ga 1,19-23). Như vậy, thánh nhân đã tự nhận mình là “người rao giảng”. Và lời rao giảng của thánh nhân có những đặc điểm, đó là tập trung vào việc giới thiệu Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, nhấn mạnh đến việc sám hối và được kèm theo với gương sáng đời sống cầu nguyện, khó nghèo, thinh lặng và hy sinh…Tất cả là như một mẫu gương để chúng ta noi theo và bắt chước.
Bài chia sẻ trong thánh lễ Sinh nhật thánh Gioan Baotixita
tại nhà nguyện Toà Giám Mục Long Xuyên,
Ngày 24/6/2010
TIẾNG KÊU TRONG SA MẠC
Kính trình Đức cha Giuse,
Kính thưa tất cả anh chị em thân mến.
1. Khi phái đoàn dân Do Thái đến hỏi thánh Gioan: Ông là ai? Thì Ngài chối Ngài không là Đấng Kitô, không là Êlia, không là bất cứ ngôn sứ nào. Ngài chỉ nhận mình là "tiếng kêu trong sa mạc, dọn đường cho Đức Chúa đến" (x. Ga 1,19-23).
Với cái tên "tiếng kêu trong sa mạc", thánh Gioan nhận mình là người rao giảng. Các Phúc Âm, khi nói về thánh Gioan, đều nhấn mạnh đến việc rao giảng của Ngài như một sứ vụ đặc biệt.
Ngài rao giảng ở hội đường thì ít, mà rao giảng giữa đời thì nhiều. Rao giảng của Ngài vang lên trong xã hội như tiếng kêu vang dội trong sa mạc.
2. Việc rao giảng của thánh Gioan có ba đặc điểm sau đây. Xin kể vắn tắt:
Đặc điểm thứ nhất là tập trung vào việc giới thiệu Đức Giêsu là Đấng Cứu thế. Đức Kitô phải được tôn vinh. Còn Gioan thì tự hạ quên mình.
Đặc điểm thứ hai là nhấn mạnh đến việc sám hối. Mọi người phải bỏ đàng tội. Nếu không, sẽ bị hình phạt nặng nề đời sau.
Đặc điểm thứ ba là lời rao giảng được kèm theo gương sáng đời sống cầu nguyện, suy gẫm, nhất là tinh thần khổ chế, khó nghèo, tĩnh lặng, hy sinh.
Ba đặc điểm trên đây đã làm cho lời rao giảng của thánh Gioan trở thành thức ăn thiêng liêng có chất lượng cao. Chúa Thánh Thần hoạt động trong lời thánh Gioan giảng. Phần thánh Gioan, Ngài cũng đã góp phần mình cộng tác với ơn Chúa. Trong sự cộng tác với ơn Chúa, thánh Gioan đã chấp nhận nhiều đau đớn. Đau đớn thể xác lẫn đau đớn tâm hồn. Đau khổ sau cùng là sự Ngài bị bắt, và bị giết chết.
Như vậy, thánh Gioan đã dọn đường cho Chúa, qua lời rao giảng, qua đời sống rao giảng, và qua cái chết rao giảng.
3. Thánh Gioan Baotixita là gương cho chúng ta noi theo.
Mọi người chúng ta, dù ở địa vị nào, đều có thể trở thành những người rao giảng. Rao giảng thời nay có nhiều cách. Nhưng bất cứ cách nào cũng đừng quên ba đặc điểm về Tin Mừng của thánh Gioan.
Để biết rao giảng Tin Mừng như thế, chúng ta cần được Chúa Thánh Thần đào tạo. Đào tạo hằng ngày. Đào tạo thường xuyên.
Một trường đào tạo tuyệt vời, mà Chúa Thánh Thần dành cho các người Chúa chọn, là trái tim Đức Mẹ. "Một trái tim bị lưỡi gươm thâu qua" (Lc 2,35).
Khi chúng ta sống thân mật bên Đức Mẹ, Đức Mẹ sẽ thanh luyện trái tim chúng ta, để nó dần dần được nên giống trái tim Đức Mẹ. Để rồi, trái tim chúng ta sẽ biết đón nhận Đức Kitô với tất cả tâm tình của Người, cả với cuộc tử nạn của Người. Nhờ vậy, mà chúng ta sẽ thành của lễ dâng lên Chúa. Sống là của lễ. Chết cũng là của lễ. Tất cả đều dọn đường cho Chúa.
4.Chúng ta tất cả đều là những người yếu đuối hèn mọn. Nhưng tất cả đều được Chúa gọi hãy trở thành người rao giảng Tin Mừng trong môi trường mình sống. Lời gọi đó là khẩn thiết.
Cảm tạ Chúa, vì hiện nay Hội Thánh Việt Nam đang có nhiều người đáp lại lời Chúa gọi. Họ là giáo sĩ, là tu sĩ, là giáo dân. Họ rao giảng theo khả năng của họ, trong hoàn cảnh của họ. Người thì công khai. Người thì âm thầm. Trong nhiệm vụ rao giảng, họ luôn luôn xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn, để biết phân biệt những gì là Tin Mừng đích thực, những gì là Tin Mừng giả. Vì thời thế hiện nay là rất phức tạp. Họ xác tín lời Chúa "Không có Thầy, chúng con chẳng làm gì được" (Ga 15,5,). Họ cũng xác tín: Vinh quang của họ là thập giá Đức Kitô. Nên họ sẵn sàng đón nhận những bất ngờ có thể là đau đớn, để tham dự vào chương trình cứu độ của Chúa.
Sau cùng, tôi xin hết lòng cảm ơn Đức Cha Giuse, Quý Cha và tất cả anh chị em đã thương đến tôi nhất là trong tuổi già sức yếu. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Khẩu hiệu và huy hiệu Đức Giám mục Phụ tá tân cử Giuse Vũ Công Viện
-
Thông báo về Thánh lễ Truyền chức Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội -
Giờ Chầu Thánh Thể tạ ơn và cầu nguyện cho Đức cha tân cử Giu-se Vũ Công Viện -
Bổ nhiệm Giám mục Phụ tá tổng giáo phận Hà Nội -
Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh ngày 09/10/2024 -
Nghi thức Tuyên Xưng Đức Tin của Đức Giám Mục Tân Cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh - ngày 08/10/2024 -
Trực tiếp Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh ngày 09/10/2024 -
Trực tiếp Nghi thức Tuyên Xưng Đức Tin của Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh ngày 08/10/2024 -
Caritas Việt Nam: Hội Nghị Thường Niên 2024 - Ngày I -
Đức Tổng Giám mục Giu-se Vũ Văn Thiên thăm và sẻ chia cùng người dân vùng lũ
bài liên quan đọc nhiều
- Tiểu sử Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
-
Bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn - TP.HCM -
Bổ nhiệm Giám mục chính tòa các giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ -
Đoàn Việt Nam sẽ hành hương và mừng đón Đức Thánh Cha tông du Mông Cổ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng -
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia -
Thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang: Giám mục Chính tòa giáo phận Bắc Ninh -
Giáo hội Việt Nam gửi Thư đến Đức Thánh Cha Phanxicô