Kinh Truyền Tin (6/1): Lễ Chúa Hiển Linh
Bài huấn dụ ngắn của Đức Thánh Cha về các Đạo sĩ trong lễ Chúa Hiển Linh
Anh chị em thân mến, chào anh chị em, mừng lễ anh chị em!
Hôm nay chúng ta cử hành Lễ Hiển Linh của Chúa, tức là cuộc tỏ hiện của Người với mọi dân tộc, được đại diện bởi các Đạo sĩ (xem Mt 2:1-12). Họ là những nhà tìm kiếm khôn ngoan, sau khi để cho sự xuất hiện của ngôi sao chất vấn, họ đã lên đường và đến Bêlem. Ở đó, họ gặp Chúa Giêsu, “cùng với Mẹ Maria”, họ phủ phục và dâng lên Người “vàng, hương và mộc dược” (c. 11).
Những nhà thông thái nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi một Hài Nhi đơn sơ: không phải nơi một hoàng tử hay một nhà quý tộc, nhưng nơi một người con của những người nghèo, họ đã phủ phục trước Người, tôn thờ Người. Ngôi sao đã dẫn họ đến đó, trước mặt một Hài Nhi; và họ, nơi đôi mắt nhỏ bé và ngây thơ của Người, đã nhận được ánh sáng Đấng Tạo Hóa của vũ trụ, Đấng mà họ đã dành trọn cuộc đời để tìm kiếm.
Đó là kinh nghiệm mang tính quyết định đối với họ và cũng quan trọng đối với chúng ta: thực vậy, nơi Hài Nhi Giêsu, chúng ta thấy Thiên Chúa làm người. Sau đó, chúng ta nhìn Người, ngạc nhiên trước sự khiêm nhường của Người. Chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, ở lại trước mặt Người, tôn thờ Người trong Bí tích Thánh Thể: đó không phải là lãng phí thời gian, nhưng là mang lại ý nghĩa cho thời gian; đó là việc tìm lại được con đường sự sống trong sự đơn sơ của sự thinh lặng giúp nuôi dưỡng con tim.
Và chúng ta cũng cần tìm thời gian để nhìn các trẻ em, như các Đạo sĩ nhìn Chúa Giêsu: những trẻ nhỏ cũng nói với chúng ta về Chúa Giêsu, với lòng tin tưởng, sự gần gũi, sự ngạc nhiên, sự tò mò lành mạnh, khả năng khóc và cười tự nhiên, khả năng mơ ước của chúng. Thiên Chúa là như thế: Em bé, tin tưởng, đơn sơ, yêu sự sống (x. Kn 11,26). Nếu chúng ta ở trước Hài Nhi Giêsu và ở cùng với các trẻ em, chúng ta sẽ học được cách ngạc nhiên và chúng ta sẽ bắt đầu lại cách đơn sơ và tốt đẹp hơn, giống như Ba Vua. Và chúng ta sẽ có thể có những góc nhìn mới và sáng tạo khi đối mặt với những vấn đề của thế giới.
Vì vậy, chúng ta hãy tự hỏi: trong những ngày này chúng ta có dừng lại để tôn thờ không, chúng ta có dành một chút khoảng không cho Chúa Giêsu trong thinh lặng, cầu nguyện trước hang đá không? Chúng ta có dành thời gian cho trẻ em, nói chuyện và chơi với chúng chưa? Và cuối cùng, liệu chúng ta có thể nhìn nhận các vấn đề của thế giới bằng đôi mắt của trẻ em không?
Xin Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và của chúng ta, gia tăng tình yêu của chúng ta với Hài Nhi Giêsu và với mọi trẻ em, đặc biệt là những trẻ em bị thử thách bởi chiến tranh và bất công.
bài liên quan mới nhất
- Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 11/2024: Giáo hội trong thế giới hiện đại
-
Một Hội thánh cùng đi với Chúa loan báo Tin Mừng -
Từ Sấm truyền đến Thánh kinh – Ngót 400 năm Tin mừng được loan báo trên đất Việt -
Ad Extra, làm thế nào biết tin tức và suy tư về sứ mạng ở Châu Á một cách sâu xa hơn -
Kết nối với Gen Z: 4 chiến lược cho Giáo hội Công giáo -
Để đức tin thấm vào văn hóa -
Ủy ban Giáo dân - Biên bản chương trình thường huấn “Các đoàn thể tông đồ trong Giáo hội hiệp hành” -
Ngày thành lập Giáo hội Việt Nam 09/9/1659? -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 9/2024: Đi theo con đường Chúa Giêsu -
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Thánh Cha nhắc lại lời mời cầu nguyện cho Thượng Hội đồng
-
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng -
Suy tư về Ngày Thế giới Người nghèo năm 2023 -
Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Kitô hữu năm 2024 -
Truyền giáo Việt Nam hiện nay: Ánh sáng và bóng tối -
Giáo dân truyền giáo -
Canh tân hoạt động loan báo Tin Mừng tại Việt Nam ngày nay -
Lời Chúa sống động nơi một cuộc đời cụ thể -
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025 -
Cha Alexandre de Rhodes: Một gương mặt truyền giáo