Học viện Công giáo Việt Nam: Tuyển sinh Cao học, cử nhân Thần học, chương trình ngoại ngữ năm 2021 và từ điển Kơ Ho
HỌC VIỆN CÔNG GIÁO VIỆT NAM
The catholic institute of viet nam
_____________________________________________________________________
25 Đường Số 9, Kp. 1, P. Bình Thọ,
Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Email: hocvienconggiao@gmail.com,
Phone: 093 890 5015 - 096 725 7483
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
VÀO CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN THẦN HỌC (S.T.B.) VÀ
CAO HỌC THẦN HỌC (S.T.L.)
2021 – 2022
Để chuẩn bị cho năm học 2021 - 2022, Học viện Công giáo Việt Nam (HVCGVN) sẽ mở kỳ thi tuyển sinh viên cho các chương trình sau đây:
- “Chương trình Cử nhân Thần học” (S.T.B.) kéo dài 5 năm, gồm hai giai đoạn: giai đoạn Triết học hai năm, và giai đoạn Thần học ba năm.
- “Chương trình Cao học Thần học” (S.T.L.) có hai chuyên ngành: Thần học Tín lý và Thần học Thánh kinh. Chương trình này gồm một năm Chuẩn bị và hai năm rưỡi cho chương trình chính thức.
- Ngoài ra, HVCGVN cũng mở kỳ thi tuyển cho những sinh viên đã hoàn thành chương trình Triết Học tại các Đại chủng viện hoặc các Học viện chính thức của Giáo hội, nay muốn học tiếp chương trình Thần học tại HVCGVN.
I. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ DỰ THI TUYỂN SINH
A) Vào giai đoạn Triết học của “Chương trình Cử Nhân Thần Học”
§ 1) Chủng sinh, tu sĩ, và giáo dân đáp ứng đủ các điều kiện đòi buộc theo từng cấp độ học thuật, đều có quyền đăng ký thi tuyển để theo học tại Học viện.
§ 2) Để đăng ký thi tuyển vào chương trình S.T.B., thí sinh cần phải có:
- Văn bằng Tốt nghiệp Phổ thông Trung học hoặc tương đương;
- Văn bằng Cử nhân Đại học, hoặc một văn bằng hay trình độ tương đương;
§ 3) Được xem là có văn bằng hay trình độ tương đương khi:
a) Có thời lượng và các môn học tương ứng tối thiểu 2/3 với chương trình đào tạo của trình độ đó.
b) Có văn bằng hay chứng chỉ, kèm theo bảng điểm các môn đã học, được vị Bề trên bản quyền chứng thực;
c) Được vị đặc trách của Chu kỳ đào tạo S.T.B, do Hội đồng khoa ủy quyền, xem xét và chấp thuận.
B) Vào giai đoạn Thần học của “Chương trình Cử Nhân Thần Học”
§ 1) Đối với sinh viên đã hoàn thành Hai năm Triết học tại Khoa Thần Học của HVCG:
- Để được nhận vào học Giai đoạn Thần học, sinh viên phải hoàn tất các môn học và thi đậu các kỳ thi thuộc Giai đoạn hai năm Triết học trước đó.
- Sinh viên có điểm trung bình toàn Giai đoạn Triết học từ 75/100 sẽ được tuyển thẳng lên Giai đoạn Thần học.
- Sinh viên có điểm trung bình Giai đoạn Triết học từ 60 - 74/100, phải trải qua kỳ thi chuyển giai đoạn về Triết học Tổng quát và về Anh ngữ do HVCGVN tổ chức.
§ 2) Đối với sinh viên chuyển từ trường khác sang HVCGVN:
- Cần có Văn bằng Cử nhân Triết hoặc Chứng chỉ xác nhận đã hoàn tất chương trình Triết học do một Phân khoa triết hoặc Đại học Công giáo cấp. Trong trường hợp này, sinh viên chỉ cần đậu kỳ thi Anh ngữ do HVCGVN tổ chức.
- Hoặc có Chứng chỉ của Đại chủng viện hay Học viện (có dự thi và trúng tuyển đầu vào giai đoạn Triết), xác nhận đã hoàn tất chương trình Triết học (kéo dài 2 hay 3 năm) để vào học Thần học, với bảng điểm có điểm trung bình cộng các môn từ 75/100 trở lên. Trong trường hợp này, sinh viên phải dự kỳ thi đầu vào giai đoạn Thần học gồm bài thi về Triết học Tổng quát và về Anh ngữ do HVCGVN tổ chức.
- Trong mọi trường hợp, sinh viên cần có giấy giới thiệu của Bề trên bản quyền, và nói rõ lý do chuyển trường.
C) Vào Năm Chuẩn bị của “Chương trình Cao Học Thần Học”
§ 1) Để được nhận vào chương trình Năm Chuẩn Bị Cao học Thần học, các sinh viên phải hoàn tất các môn học và thi đậu các kỳ thi thuộc Chương trình Cử nhân Thần học trước đó.
§ 2) Có bằng S.T.B với điểm trung bình từ 75/100 trở lên;
§ 3) Hoặc đã học xong chương trình Triết -Thần ở một Đại chủng viện hay một Học viện có chương trình đào tạo tương đương, với bảng điểm có điểm trung bình cộng các môn từ 75/100 trở lên.
II. THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI
Hồ sơ đăng ký tham dự các kỳ thi Tuyển sinh gồm có:
- Đơn đăng ký theo mẫu của Văn phòng Học viện, có sự xác nhận cùng với ký tên và đóng dấu của vị Bề trên (đối với tu sĩ và ứng sinh các dòng tu), hoặc của Giám mục Giáo phận (đối với linh mục và chủng sinh), hoặc linh mục chánh xứ (đối với giáo dân) nơi thí sinh cư trú hợp pháp theo Giáo Luật.
- Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận học vị và bảng điểm (hoặc các giấy chứng nhận có trình độ tương đương) hội đủ yêu cầu của từng cấp độ học thuật mà sinh viên muốn đăng ký học;
- Bản sao Giấy Chứng nhận Rửa tội; Thêm sức, Linh mục, Tu sĩ…
- Bản sao hộ chiếu hoặc các loại giấy căn cước công dân khác;
- Ba tấm hình thẻ (4 x 6 cm) để dán vào đơn đăng ký và hồ sơ.
Toàn bộ hồ sơ có thể:
Nộp tại Văn phòng HVCGVN, 25 Đường Số 9, Bình Thọ, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trong tuần lúc 7g30 - 11g00, Chiều 14g – 15g30;
Hoặc gửi dưới dạng PDF qua địa chỉ điện thư của học viện: hocvienconggiao@gmail.com. Bản gốc các văn bằng, giấy chứng nhận sẽ trình Văn phòng Học viện khi nhập học.
III. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI
Từ ngày ra Thông báo này đến hết ngày 18-5-2021. Sau khi xét duyệt hồ sơ, Học viện sẽ gửi thư điện tử tới các ứng sinh đã ghi danh, cho họ biết có đủ điều kiện hay không để tham gia kỳ thi tuyển. Đồng thời, Học viện cũng cho biết thời giờ và nơi chốn của kỳ thi.
IV. NGÀY TỔ CHỨC CUỘC THI
Thứ Năm – Thứ Sáu (03 & 04-6-2021).
V. NỘI DUNG BÀI THI
A) Thi vào Giai đoạn Triết học của “Chương trình Cử nhân Thần học”
-
-
- Khả năng Việt văn: Viết bài luận về một đề tài.
- Kiến thức căn bản về Đức tin Công Giáo: dựa trên Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo (Bản dịch của Ủy Ban Giáo lý Đức tin trực thuộc HĐGMVN).
- Khả năng Anh ngữ.
-
B) Thi vào Giai đoạn Thần học của “Chương trình Cử nhân Thần học”
- Kiến thức tổng quát các môn triết học: Viết bài luận tổng quát.
- Khả năng Anh ngữ.
C) Thi vào Năm Chuẩn bị cho “Chương trình Cao học Thần học”
- Kiến thức tổng quát về các môn Triết học và Thần học: Viết một Bài luận tổng quát.
-
-
- Kiến thức chuyên ngành: Viết một Bài luận về đề tài Tín lý hay Thánh kinh tùy chuyên ngành mình đã chọn.
-
- Khả năng Anh ngữ.
Học viện sẽ gửi đến các ứng sinh ghi danh những chỉ dẫn chi tiết hơn về việc chuẩn bị cho kỳ thi Tuyển sinh Năm học 2021 - 2022.
Ghi chú:
Năm học 2021-2022, HVCGVN tiếp tục mở các chương trình Ứng dụng Mục vụ, Đào tạo và sẽ khai giảng thêm những chương trình: Mục vụ Giáo lý, Mục vụ Truyền Giáo, Mục vụ Văn hóa.
HVCGVN ngày 28 tháng 01 năm 2021
Lm. Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng, SCJ
(đã ký và đóng dấu)
Tổng Thư ký HVCGVN
>> Tải biểu mẫu đăng ký dự thi tại đây
HỌC VIỆN CÔNG GIÁO VIỆT NAM
The catholic institute of viet nam
_____________________________________________________________________
25 Đường Số 9, Kp. 1, P. Bình Thọ,
Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Email: hocvienconggiao@gmail.com,
Phone: 093 890 5015 - 096 725 7483
CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI NGỮ: ANH PHÁP
KHAI GIẢNG NGÀY 01 THÁNG 3 NĂM 2021
I. ANH NGỮ
1. LỚP ANH NGỮ CĂN BẢN I – Basic English I (Pre-Civel I) - 8 tuần
Mục tiêu:
- Chương trình giúp học viên xây dựng nền tảng tiếng Anh vững chắc, cả về 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Chương trình kết hợp các từ tiếng Anh thông dụng và một số từ nhà đạo.
Chương trình dành cho:
- Những ai muốn học lại tiếng Anh có hệ thống.
- Những ai muốn xây dựng nền tảng tiếng Anh vững chắc.
- Những ai sẽ theo học Học Viện Công Giáo chương trình Cử nhân (STB) và Thạc sĩ (STL) Thần học năm học 2021-2022.
- Những ai theo học các Học Viện khác tại Việt Nam hoặc chuẩn bị đi du học.
Khoá học sẽ giúp:
- Học viên nắm được 1000 từ tiếng Anh thông dụng và 200 từ Nhà Đạo.
- Có thể chào hỏi đơn giản,
- Nghe hiểu các từ sử dụng hằng ngày.
- Có thể đàm thoại những câu ngắn và trả lời những câu từ đơn giản.
- Nắm được văn phạm căn bản tiếng Anh (các thì).
Thời Gian Học (có hai lựa chọn):
Lớp 1: Thứ Tư và Thứ Sáu, 14:15 - đến 16:45pm
Lớp 2: Thứ Ba và Thứ Năm, 14:15 đến 16:45pm
Mỗi lớp không quá 15 người.
Ban Giảng Huấn: là các giáo dân, tu sĩ và linh mục đã tu nghiệp, và được đào tạo lâu năm tại nước ngoài.
2. LỚP ANH NGỮ CĂN BẢN II –Basic English II (Pre-Civel II) - 8 tuần
Mục tiêu:
- Chương trình tiếp tục phát triển giúp học viên tự tin có được nền tảng tiếng Anh vững chắc, cả về 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Chương trình kết hợp các từ tiếng Anh thông dụng và các từ nhà đạo.
Chương trình dành cho:
- Những ai đã vượt qua Lớp Anh Ngữ Căn Bản 1 – English Basic Pre-Civel 1 hoặc vượt qua kỳ thi trắc nghiệm.
- Những ai muốn giao tiếp tiếng Anh thông thường hằng ngày.
- Các linh mục, tu sĩ, giáo dân cần giao tiếp đơn giản với người bản xứ.
- Những ai sẽ theo học Học Viện Công Giáo chương trình Cử nhân (STB) và Thạc sĩ (STL) Thần học năm học 2021-2022.
- Những ai theo học các Học Viện khác tại Việt Nam hoặc chuẩn bị đi du học.
Khoá học sẽ giúp:
- Học viên nắm bắt 1800 từ tiếng Anh thông dụng và 300 từ Nhà Đạo thông dụng.
- Tự tin hơn trong việc đàm thoại với cấu trúc văn phạm đơn giản đến trung bình.
- Khả năng phát biểu cảm nghĩ với những câu đơn và câu phức ngắn.
- Khả năng giải thích sự việc bằng những từ đồng nghĩa hay trái nghĩa.
- Nghe hiểu các từ thông dụng hằng ngày.
- Nắm được khái quát toàn bộ khung văn phạm căn bản tiếng Anh.
- Những học viên vượt qua khoá này sẽ không phải thi môn Anh Văn vào Học Viện.
Thời Gian Học (có hai lựa chọn):
Lớp 1: Thứ Tư và Thứ Sáu, 14:15 đến 16:45pm
Lớp 2: Thứ Ba và Thứ Năm, 14:15 đến 16:45pm
Mỗi lớp không quá 15 người.
Ban Giảng Huấn: là các giáo dân, tu sĩ và linh mục đã tu nghiệp, và được đào tạo lâu năm tại nước ngoài, và giảng viên nước ngoài.
3. LỚP ANH NGỮ HÈ CẤP TỐC - Intensive English Course
Khai giảng 1 tháng 7 đến 31 tháng 8
Mục Tiêu:
- Chương trình kết hợp của hai lớp Anh Ngữ Căn Bản 1 và Anh Ngữ Căn Bản 2.
- Chương trình giúp học viên xây dựng nền tảng tiếng Anh vững chắc, cả về 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, từ căn bản đến nâng cao.
- Chương trình kết hợp các từ tiếng Anh thông dụng và các từ nhà đạo.
Chương trình dành cho:
- Những ai muốn học Anh Ngữ có hệ thống.
- Các học viên đã vượt qua kỳ thì Học viện Công Giáo nhưng không vượt qua môn Anh Ngữ.
- Các học viên của Học Viện Công Giáo STB và STL cần trau dồi Anh Ngữ để đáp ứng nhu cầu của Học Viện đề ra.
- Các linh mục và tu sĩ cần giao tiếp Anh Ngữ thông dụng trong những hội nghị và tu nghị quốc tế.
- Những ai theo học các Học Viện khác tại Việt Nam hoặc chuẩn bị đi du học hay mục vụ nước ngoài.
Khoá học sẽ giúp:
- Học viên nắm bắt 2000 từ tiếng Anh thông dụng và 300 từ Nhà Đạo thông dụng.
- Tự tin hơn trong việc đàm thoại với cấu trúc văn phạm đơn giản đến trung bình.
- Khả năng phát biểu cảm nghĩ với những câu đơn và câu phức ngắn.
- Khả năng giải thích sự việc bằng những từ đồng nghĩa hay trái nghĩa.
- Nghe hiểu các từ thông dụng hằng ngày.
- Nắm được khái quát toàn bộ khung văn phạm căn bản tiếng Anh.
Thời Gian Học
- Các ngày trong tuần từ Thứ Hai đến thứ Sáu 7:30 đến 11:00
- Lớp không quá 15 người.
- Ban Giảng Huấn: là các giáo dân, tu sĩ và linh mục đã tu nghiệp, và được đào tạo lâu năm tại nước ngoài, và giảng viên nước ngoài.
II. PHÁP NGỮ
1. LỚP PHÁP NGỮ CĂN BẢN
TRÌNH ĐỘ A1 (200 tiết/4 Khóa/32 Tuần)
Mục tiêu:
- Giúp học viên làm quen với cách phát âm- đánh vần tiếng pháp (phonétique). trước khi bước vào giáo trình A1.
- Nguyên tắc viết đúng từ vựng tiếng pháp.
- Giúp xây dựng cấu trúc câu đơn giản.
- Giúp làm quen các cụm danh- động từ và các mẫu câu đơn giản.
- Học các mẫu câu hỏi thông thường.
- Luyện phát âm và cung giọng dựa trên hội thoại ngắn.
- Học và thực hành tiếng pháp giao tiếp căn bản qua các chủ đề thông dụng trong đời sống hàng ngày.
- Giới thiệu bản thân: làm quen với tên thánh, tên gọi của các cộng đoàn dòng tu.
- Tập suy nghĩ- phản ứng và trả lời trực tiếp bằng tiếng pháp.
- Đọc các bản văn ngắn.
Thời Gian Học
Thứ Tư và Thứ Sáu, 14:15 đến 16:45
Ban Giảng Huấn: giáo viên có kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng pháp.
TRÌNH ĐỘ A2 (200 tiết/4 Khóa/32 Tuần)
Mục tiêu
- Giúp làm quen các từ đồng nghĩa trong tiếng pháp.
- Học và thực hành các giới từ của danh và động từ khác nhau.
- Học các mẫu câu phức.
- Đọc văn xuôi: củng cố phát âm và cung giọng đọc.
- Tiếp tục học các mẫu câu hỏi với giới từ.
- Biết giới thiệu đầy đủ bản thân, nghề nghiệp, cộng đoàn và gia đình.
- Làm quen với việc trình bày quan điểm cá nhân dựa trên các để tài thông dụng.
- Học viết thư thăm hỏi.
- Áp dụng các cụm danh-động từ tiếng pháp.
Thời Gian Học
Thứ Tư và Thứ Sáu, 14:15 - đến 16:45pm
Mỗi lớp không quá 15 người.
Ban Giảng Huấn: các giáo viên có kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng pháp
2. TIẾNG PHÁP CHUYÊN BIỆT (50 tiết/Khóa và tiếp tục các khóa nâng cao)
Mục tiêu: Phát triển các kỹ năng Nghe-Nói- Đọc- viết qua việc:
- Làm quen với từ vựng Triết-Thần;
- Đọc các bản văn Kinh Thánh và Thần học.
- Cử hành phụng vụ và tham dự thánh lễ tiếng pháp.
- Ứng dụng từ ngữ tôn giáo qua việc chia sẻ Lời Chúa để phát huy kỹ năng thuyết trình, soạn bài giảng bằng tiếng pháp.
- Hướng đến việc dịch thuật các tài liệu tôn giáo.
- Củng cố văn phạm tiếng pháp qua việc phân tích các bản văn tôn giáo.
Yêu cầu: Trình độ tương đương A2 trở lên
Thời Gian Học
Thứ Tư và Thứ Sáu, 14:15 - đến 16:45pm
Mỗi lớp không quá 15 người.
3. LỚP PHÁP NGỮ HÈ CẤP TỐC - Cours Intensif de français
- Dành cho các sinh viên yêu thích hay nhu có cầu tiếng Pháp nhưng chỉ sắp xếp được vào mùa hè, cho các sinh viên chuẩn bị ngôn ngữ thứ hai theo điều kiện tại Học viện Công Giáo và các học viện khác, hay chuẩn đi du học.
- Chương trình học vào các ngày trong tuần tháng 7 – 8 (sẽ thông báo sau).
LƯU Ý CHUNG:
- Học viên mới có thể đăng ký các lớp vào đầu các khóa học trong năm.
Khóa 1: 1/3/2021- 29/4/2021
Khóa 2: 5/5/2021- 30/6/2021
Khóa 3: 2/7/2021- 1/8/2021
Khóa 4: 3/9/2021- 29/10/2021
- Chương trình dành cho Tu sĩ - Giáo dân, không phân biệt tôn giáo.
Yêu cầu: Kiểm tra trình độ xếp lớp đầu khóa và cuối mỗi khóa học.
- Chương trình sẽ tạo điều kiện cho học viên có những buổi ngoại khóa.
Mục đích để gặp gỡ với người pháp, để tiếp xúc và làm quen với Văn hóa pháp.
III. GHI DANH VÀ NƠI HỌC
- Ghi danh
Từ 10 tháng 01 đến hết 25 tháng 02 năm 2021 tại Văn Phòng Học Viện Công Giáo Việt Nam, 25 Đường Số 9, Kp. 1, P. Bình Thọ, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh hay Email: hocvienconggiao@gmail.com, Phone: 093 890 5015 - 096 725 7483.
- Nơi học
HỌC VIỆN CÔNG GIÁO VIỆT NAM,
25 Đường Số 9, Kp. 1, P. Bình Thọ,
Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra Học Viện Công Giáo sẽ liên tục chiêu sinh các lớp Anh Ngữ các cấp, các lớp Anh Ngữ du học và mục vụ, Anh Ngữ Viết Và Chia Sẻ Lời Chúa, Anh Ngữ Triết Thần, Anh Ngữ Kinh Thánh, Dâng Lễ và Giảng Lễ bằng Tiếng Anh, ect. Xin liên lạc với văn phòng hoặc email Học viện.
HVCGVN ngày 28 tháng 01 năm 2021
Lm. Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng, SCJ
(đã ký và đóng dấu)
Tổng Thư ký HVCGVN
_____________________________________________________________________
LỜI GIỚI THIỆU
Ngôn ngữ là yếu tố rất quan trọng trong công tác loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Điều này Đức Giáo hoàng Bênêđictô XV đã xác quyết trong tông thư “Maximum Illud”: “Trong số những mục tiêu cần thiết cho đời sống một người truyền giáo, đương nhiên phải dành một vị trí tối quan trọng cho ngôn ngữ của những người mà nhà truyền giáo hiến mình để đem đến ơn cứu rỗi. Họ không được bằng lòng với một sự hiểu biết hời hợt về ngôn ngữ, nhưng phải có khả năng nói ngôn ngữ ấy một cách lưu loát và thông thạo. Vì về phương diện này, họ có nghĩa vụ đối với tất cả những người mà họ tiếp xúc, với những người có học cũng như những người thất học, và họ sẽ sớm nhận ra lợi ích mà việc thông thạo ngôn ngữ cống hiến cho họ trong nhiệm vụ chinh phục sự tin tưởng của dân chúng.” (MI 24).
Điều Đức Giáo hoàng Bênêđictô XV nói trên đây xác nhận công việc các nhà thừa sai truyền giáo đã từng làm trong suốt lịch sử công cuộc rao giảng Tin Mừng. Ngôn ngữ là một phương tiện rất quan trọng để thông truyền Tin Mừng hiệu quả và để con người có thể hiểu nhau hơn, vì có thể nói ngôn ngữ là cửa sổ của tâm hồn, bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm và cả những điều tinh anh linh thiêng ẩn tàng trong lòng của cá nhân cũng như của cả dân tộc. Do đó, biết được ngôn ngữ của tha nhân, người ta có thể đi vào mối tương giao chiều sâu của tâm hồn để thông truyền cũng như đón nhận những rung động sâu thẳm của nhau.
Ngoài việc học hỏi thông thạo ngôn ngữ của dân tộc mình tiếp cận, nhiều nhà thừa sai truyền giáo còn cộng tác làm hình thành và phát triển ngôn ngữ của nhiều dân tộc. Tại Việt Nam, chúng ta hãnh diện nhắc đến Linh mục Alexandre de Rhodes, tác giả cuốn từ điển “Việt - Bồ - La” và Linh mục Léopold Michel Cadière với nhiều tác phẩm nghiên cứu về Văn hóa, Tín ngưỡng và Ngôn ngữ Việt Nam. Đối với dân tộc Kơ Ho, năm 1933, Linh mục Jean Cassaigne (năm 1941 được tấn phong Giám mục) đã xuất bản cuốn “Lexique Kơ Hô - Français – Anamite”; năm 1949, Linh mục Jacques Dournes đã xuất bản cuốn từ điển “Dictionnaire Srê (Kơ Ho) – Français”.
Tiếp nối truyền thống của các nhà thừa sai truyền giáo người Pháp, Linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng, thuộc giáo phận Đà Lạt, đã cống hiến cả cuộc đời để nghiên cứu Văn hóa, Tín ngưỡng và Ngôn ngữ của dân tộc Kơ Ho. Công việc này ngài đã làm với tất cả sức lực, khả năng tri thức và sự đam mê của “tình yêu truyền giáo” đối với dân tộc Kơ Ho. Tất cả kết quả của công trình nghiên cứu trên, Linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng đã trao cho Học Viện Công Giáo Việt Nam.
Cuốn “Từ điển Kơ Ho – Việt” do Linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng biên soạn, trong thực tế là kết quả làm việc của nhiều người, Việt cũng như Kơ Ho. Đây là công trình giá trị và rất đáng trân trọng, nhưng cũng còn nhiều hạn chế nên cần được hiệu đính và bổ túc như chính tác giả đã viết trong “Lời nói đầu”: “Đây cũng vẫn là công trình của rất nhiều người đi trước để lại, là sự nỗ lực của mọi người đang phục vụ tại các địa phương có anh em Kơ Ho sinh sống, là sự đóng góp của biết bao nhiêu lớp anh em Kơ Ho xưa nay. Riêng tôi là người góp phần thu tập, sắp đặt, ghi chú, tạm ổn định một số ý nghĩa, để đánh dấu một chặng đường, hy vọng nó sẽ được hiệu đính và bổ túc qua những người tâm huyết. Xin một lời cám ơn chân thành.” Ngoài ra, có một số từ ngữ cũng như văn phạm tiếng Việt trong cuốn từ điển này phản ánh thời đại được biên soan. Xin đón nhận công trình như tác giả đã để lại.
Xin cám ơn Linh mục Micae Yathu, OFM, một người con của hai dòng máu Kơ Ho – Việt và thông thạo cả hai ngôn ngữ, đã cẩn thận đọc và có những ý kiến trân trọng đối với cuốn từ điển và con người của tác giả.
Hôm nay, với tất cả sự cảm phục và biết ơn, tôi trân trọng giới thiệu cuốn “Từ điển Kơ Ho - Việt” của Linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng, tin tưởng cuốn từ điển này sẽ trở thành dụng cụ hữu ích cho các nhà truyền giáo có sứ mệnh loan báo Tin Mừng và cho mọi người muốn hiểu biết văn hóa và con người Kơ Ho.
HVCGVN, ngày 14 tháng 9 năm 2020
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Viện trưởng Học Viện Công Giáo Việt Nam
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
bài liên quan mới nhất
- Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski gặp gỡ chủng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội
-
Thánh lễ An táng Đức cố Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể -
Trực tiếp Thánh lễ An táng Đức cố Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể lúc 08G00 Ngày 20/12/2024 -
Hành trình cuộc đời và con đường sứ mạng của Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể -
Toà Tổng Giám mục Huế kính báo: Đức cha Têphanô Nguyễn Như Thể đã an nghỉ trong Chúa -
Hội đồng Giám mục Việt Nam dựng bia ghi ơn Hội Thừa sai Paris -
Thánh lễ truyền chức Giám Mục cho Đức Cha Tân Cử Giuse Vũ Công Viện Ngày 28/11/2024 -
Trực tiếp Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Giuse Vũ Công Viện ngày 28/11/2024 -
Nghi thức Tuyên xưng Đức tin của Đức Giám mục tân cử Giuse Vũ Công Viện -
Kỳ họp Thường niên Ủy ban Công lý - Hòa bình 2024: Trái đất và môi sinh
bài liên quan đọc nhiều
- Tiểu sử Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
-
Bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn - TP.HCM -
Bổ nhiệm Giám mục chính tòa các giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng -
Đoàn Việt Nam sẽ hành hương và mừng đón Đức Thánh Cha tông du Mông Cổ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia -
Thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang: Giám mục Chính tòa giáo phận Bắc Ninh -
Giáo hội Việt Nam gửi Thư đến Đức Thánh Cha Phanxicô