Học hỏi Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội 2019
1. Chủ đề của Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2019 là gì?
Chủ đề của Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2019 là: “Chúng ta là chi thể của nhau” - Từ các ‘cộng đồng mạng xã hội’ đến ‘cộng đoàn nhân loại’.
2. Môi trường truyền thông ngày nay mang tính áp đảo như thế nào?
Môi trường truyền thông ngày nay - đặc biệt là mạng xã hội - mang tính áp đảo đến mức khó mà tách biệt khỏi lĩnh vực cuộc sống hằng ngày. Mạng xã hội là một nguồn tri thức và nguồn của những tương quan rất phong phú, giúp kết nối, tái khám phá và hỗ trợ nhau tốt hơn, nhưng cũng là một trong những lĩnh vực dễ bị bóp méo thông tin cách vô tình hoặc hữu ý nhằm xuyên tạc và bôi nhọ nhau, sẵn sàng thao túng dữ liệu cá nhân nhằm đạt được lợi thế chính trị hoặc kinh tế, chẳng cần tôn trọng con người và quyền của con người. Thống kê cho thấy trong giới trẻ, cứ bốn người thì có một người liên quan đến các vụ bắt nạt qua mạng.
3. Tại sao chúng ta cần suy ngẫm ẩn dụ về mạng để tái khám phá tiềm năng tích cực của nó?
Ta sẽ tái khám phá tiềm năng tích cực của mạng khi thấy rằng mạng mang hình ảnh đa dạng của các con đường và các giao điểm, nơi không có cơ cấu tổ chức quyền hành theo chiều dọc. Mạng hoạt động chính yếu nhờ sự chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên, khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh một cộng đoàn. Một cộng đoàn sẽ mạnh mẽ hơn nhiều nếu có tính gắn kết và nâng đỡ, được linh hoạt bởi sự tin tưởng và theo đuổi các mục tiêu chung. Cộng đoàn - như một mạng lưới của tình liên đới - đòi hỏi phải lắng nghe và đối thoại với nhau, dựa trên việc sử dụng ngôn ngữ có trách nhiệm.
4. ‘Cộng đồng mạng xã hội’ có luôn đồng nghĩa với một ‘cộng đoàn’ không?
‘Cộng đồng mạng xã hội’ - còn gọi là ‘cộng đồng ảo’ - không đương nhiên đồng nghĩa với một ‘cộng đoàn’ gắn kết. Có thể có những ‘cộng đồng ảo’ mang tính liên đới, nhưng đa phần chúng chỉ đơn giản là các nhóm cá nhân nhận biết nhau thông qua các lợi ích hoặc mối quan tâm chung, với những mối liên kết yếu ớt. Căn tính của chúng rất nhiều khi lại dựa trên tính đối lập với người ngoài nhóm. Chúng tự định nghĩa bằng những gì chia rẽ thay vì liên kết nhau, khiến gây ra ngờ vực và định kiến, loại trừ tính đa dạng và đề cao chủ nghĩa cá nhân cực độ, có khi đi đến chỗ kích động vòng xoáy hận thù. Như thế, mạng xã hội lẽ ra phải là một cửa sổ mở ra với thế giới thì lại trở thành nơi thể hiện thói tự sùng bái cá nhân. Mạng là một cơ hội để thúc đẩy việc gặp gỡ người khác, nhưng cũng có thể làm tăng thêm sự tự cô lập, giống như một mạng nhện có thể là một cái bẫy. Rất nhiều người trẻ có ảo tưởng rằng mạng xã hội hoàn toàn có thể làm cho họ thỏa mãn về mặt tương quan, nhưng rồi chúng lại làm cho họ trở thành những ‘ẩn sĩ xã hội’, tách họ ra khỏi xã hội. Thực tế đa dạng và nguy hiểm này đặt ra nhiều vấn nạn về đạo đức, xã hội, luật pháp, chính trị và kinh tế, đồng thời thách đố cả Giáo hội nữa.
5. Làm thế nào để giúp mạng xã hội tìm lại được căn tính cộng đoàn?
Thưa cần phải suy ngẫm lời Thánh Phaolô: “Hãy gạt bỏ sự dối trá, hãy nói sự thật với người thân cận, vì chúng ta là chi thể của nhau” (Ep 4,25). Ẩn dụ về thân mình và các chi thể giúp chúng ta hiểu về căn tính của mình: Mình là chi thể của một thân thể mà Đầu là Đức Kitô. Vì thế, chúng ta không được phép nhìn mọi người như những đối thủ tiềm ẩn, nhưng coi cả kẻ thù như những ‘nhân vị’.
6. Căn tính cộng đoàn được thể hiện nơi mỗi người như thế nào?
Vì được dựng nên giống Thiên Chúa là Tình Yêu - là các Ngôi Vị hiệp thông, chứ không phải là một Đấng đơn độc - nên chúng ta luôn khao khát được sống trong sự hiệp thông, luôn ao ước được thuộc về một cộng đồng. Nghĩa là, để trở thành chính mình, tôi luôn cần đến những người khác: Tôi chỉ thực sự là một ‘con người’, một ‘nhân vị’, khi tôi có tương quan với người khác. Tôi trở nên ‘người’ nhiều hơn khi bớt tính ‘cá nhân’ đi để mang tính ‘nhân vị’ nhiều hơn, bớt nhìn người khác như là đối thủ để nhìn nhận họ như bạn đồng hành.
7. Khi chúng ta tham gia mạng xã hội với ý thức thể hiện căn tính cộng đoàn - coi mọi người như chi thể của nhau, mạng xã hội sẽ mang lại những lợi ích đặc biệt nào?
Khi chúng ta tham gia mạng xã hội với ý thức thể hiện căn tính cộng đoàn - coi mọi người như chi thể của nhau, chúng ta sẽ giúp mạng xã hội tìm lại được căn tính cộng đoàn của chính nó. Khi đó, các gia đình sẽ sử dụng mạng xã hội để kết nối nhiều hơn với nhau, từ đó sẽ dễ dàng gặp nhau nhiều hơn ở bàn ăn mà nhìn nhau nhiều hơn với ánh mắt yêu thương. Khi đó, các cộng đoàn Hội Thánh sẽ phối hợp hoạt động của mình thông qua mạng xã hội, để cùng đến với nhau nhiều hơn nơi bí tích Thánh Thể - đỉnh cao của hiệp nhất tin yêu. Khi đó, mạng xã hội trở thành cơ hội để chia sẻ những kinh nghiệm về cái đẹp và khổ đau, từ đó cùng nhau cầu nguyện và tìm kiếm điều tốt đẹp mà hiệp nhất với nhau nhiều hơn, mở ra con đường đối thoại, gặp gỡ nhau trong nụ cười và sự dịu dàng. Khi đó, mạng xã hội được tạo ra không phải để gài bẫy, mà là để giải thoát, và sự hiệp nhất khi ấy không dựa trên những nút “like”, mà dựa trên chữ “Amen”, trên “Sự thật” về một Thân Thể duy nhất, trong đó mọi người đều là chi thể của nhau.
bài liên quan mới nhất

- Mật Nghị Hồng Y: Một hành trình đức tin và trách nhiệm - Đức Giám mục Phụ tá Giuse Bùi Công Trác
-
Nhịp sống Giáo hội Việt Nam số 19 (28/4 - 05/4/2025): Tháng Hoa dâng Mẹ - Nguồn sống Đức Tin -
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tham dự Lễ tang và làm việc tại Tòa Thánh -
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2025 -
Nhịp sống Giáo hội Việt Nam số 18 (21/4 - 28/4/2025): Giáo Hội Việt Nam cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô -
Buổi Cầu Nguyện và đón tiếp Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ cùng các ban ngành, Tôn Giáo bạn đến viếng Di Ảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô -
Phái đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam kính viếng Đức Thánh Cha Phanxicô -
Trực tiếp nghi thức làm phép và Thánh lễ Tạ ơn Khánh thành Tòa Tổng Giám mục và Trung tâm Mục vụ của TGP Huế -
Hội nghị Thường niên Kỳ I/2025: Ngày 24 tháng 4 -
Hội nghị Thường niên kỳ I/2025: Ngày 23 tháng 4
bài liên quan đọc nhiều

- Tiểu sử Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
-
Bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn - TP.HCM -
Bổ nhiệm Giám mục chính tòa các giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng -
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia -
Đoàn Việt Nam sẽ hành hương và mừng đón Đức Thánh Cha tông du Mông Cổ -
Thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang: Giám mục Chính tòa giáo phận Bắc Ninh -
Giáo hội Việt Nam gửi Thư đến Đức Thánh Cha Phanxicô