Gợi ý suy niệm Phúc Âm Chúa Nhật XI Thường Niên - năm B (song ngữ, có file đính kèm)
11th Sunday in Ordinary Time
Reading I: Ezekiel 17:22-24
Reading II: 2 Corinthians 5:6-10
Chúa Nhật 11 Thường Niên
Bài Đọc I: Êzêkien 17,22-24
Bài Đọc II: 2 Côrintô 5,6-10
----------o0o----------
Gospel
Mark 4:26-34
26 And he said: "The kingdom of God is as if a man should scatter seed upon the ground,
27 and should sleep and rise night and day, and the seed should sprout and grow, he knows not how.
28 The earth produces of itself, first the blade, then the ear, then the full grain in the ear.
29 But when the grain is ripe, at once he puts in the sickle, because the harvest has come."
30 And he said, "With what can we compare the kingdom of God, or what parable shall we use for it?
31 It is like a grain of mustard seed, which, when sown upon the ground, is the smallest of all the seeds on earth;
32 yet when it is sown it grows up and becomes the greatest of all shrubs, and puts forth large branches, so that the birds of the air can make nests in its shade."
33 With many such parables he spoke the word to them, as they were able to hear it;
34 he did not speak to them without a parable, but privately to his own disciples he explained everything
Phúc Âm
Máccô 4,26-34
26 Người nói: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất.
27 Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết.
28 Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt.
29 Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa."
30 Rồi Người lại nói: "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hìnnh dung được?
31 Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất.
32 Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng."
33 Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tùy theo mức họ có thể nghe.
34 Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết
Interesting Details
-
A parable is "a metaphor or simile drawn from nature or common life, arresting the hearer by its vividness or strangeness, and leaving the mind in sufficient doubt about its precise application to tease it into active thought" (C. H. Dodd). With parables, Jesus uses what is familiar to describe what is unfamiliar to us: the kingdom of God. The reader is asked to look at his familiar world in a new way--God's way.
-
"The kingdom of God" is not a place; it really means "the reign of God." "The kingdom of God is like..." illustrates what happens when God's will is done on earth as perfectly as it is done in heaven. The seed is God's word. Both parables emphasize the mysterious growth of the seed.
-
(vv.26-28) The first parable contrasts the helplessness of man with the power of God. The farmer sows, and then waits. He waits, because the seed grows of its own accord, and he "knows not how." As the seed inevitably grows to fruitfulness, so does God's word grow inevitably to achieve the end for which it was sent. The lesson for us is to be not anxious, be not proud. God's word grows not primarily from our efforts, and grows out of proportion to our efforts.
-
(v.29) The first parable concludes with an allusion to Joel 4:13; the harvest is the day of judgment.
-
(vv.30-32) In Palestine, a grain of mustard seed stands for the smallest possible thing. For example, a person of little faith would be said to have "faith as a grain of mustard seed." A mustard plant crowded with birds is a common sight, since the plant has many black seeds which birds feed on. The parable of the mustard seed contrasts a beginning with an end--the smallness of the beginning and the greatness of the end. The Church started with but a small band of uneducated fishermen.
-
(v.34) Jesus used parables to teach the public, but "explained everything" to his disciples. The difference between the public and his disciples is a matter of commitment.
Chi Tiết Hay
-
Dụ ngôn là một thứ diễn từ. Trong đó, một khía cạnh của đời sống hàng ngày được so chiếu với một đặc điểm của Nước Thiên Chúa. Chúa Giê-su dùng những gì quen thuộc để diễn tả những gì không quen thuộc: Nước Thiên Chúa. Người đọc được mời gọi nhìn thế giới quen thuộc của mình với một cái nhìn mới: cái nhìn của Chúa.
-
"Nước Thiên Chúa" không có nghĩa là một nơi, mà là một triều đại, khi ý Chúa thể hiện dưới đất hoàn hảo như trên trời.
-
(cc.26-28) Dụ ngôn thứ nhất đối chiếu sự yếu đuối của con người với quyền năng của Chúa. Người nông dân gieo giống, rồi chờ đợi. Anh chờ, vì hạt giống tự nó nẩy mầm, rồi lên bông, anh cũng chẳng hiểu "bằng cách nào". Hạt giống là Lời Chúa. Lời Chúa được rao giảng, rồi với một sức mạnh thầm kín, Nước Thiên Chúa cứ phát triển cho đến giai đoạn hoàn tất. Chúng ta cần có kiên nhẫn và khiêm nhường. Khiêm nhường vì không phải ở sức ta mà Nước Thiên Chúa phát triển. Và kiên nhẫn vì chúng ta tin vào quyền năng Thiên Chúa đang âm thầm họat động trong lịch sử nhân loại.
-
(cc.30-32) Người Palestine dùng hạt cải để ví những gì nhỏ mọn nhất. Thí dụ, một người không có đức tin thì gọi là "đức tin bằng hạt cải". Cảnh cây bông cải ngợp bóng chim trời là cảnh thường thấy, vì chim rất thích ăn các hạt trên loại cây nàỷ Dụ ngôn hạt cải dùng hai hình ảnh tương phản nhau: sự nhỏ mọn của hạt cải vàkết quả cuối cùng là một cây to đến nỗi chim trời có thể núp bóng. Giai đoạn đầu của Nước Thiên Chúa cũng vậy, thật khiêm tốn với một vài anh đánh cá thất học.
-
Câu 34 làm nổi bật 1 khía cạnh của Lời Chúa. Lời Chúa chứa đựng những điều khó hiểu, bí ẩn. Để có thể hiểu một phần nào những điều ấy, chúng ta cần trở thành môn đệ của Chúa, cậy thuộc vào sự dạy dỗ của Người.
One Main Point
The reign of God will grow to its fullness, despite all obstacles.
Một Điểm Chính
Nước Thiên Chúa sẽ tiếp tục lớn mạnh cho đến khi hoàn tất, không lệ thuộc vào những gian nan, thử thách đã và sẽ xảy ra. Hãy tin tưởng tuyệt đối vào sự thành công cuối cùng của Nước Thiên Chúa.
Reflections
1. Recall a small beginning that has blossomed into fruit--a change in someone close to me that I did not expect, a change in my own attitude or outlook of life. How patient am I with myself? with others? How easily do I give up?
2. How do I view the church today? Disappointed, anxious, frustrated? How should I view the church?
Suy Niệm
1. Tôi hồi tưởng lại một vài thay đổ nơi một người thân, nơi tôi: từ một quá khứ tội lỗi cho đến ngày hôm nay. Tôi có kiên nhẫn với người đó, với chính tôi? Tôi đã bỏ cuộc như thế nào?
2. Tôi nhìn giáo hội hiện nay với tâm tư nào? Tôi có thất vọng, lo lắng, hay chán chường? Tôi nên nhìn giáo hội với con mắt nào?
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024