Gợi ý Chúa nhật XXVIII Thường niên

Gợi ý Chúa nhật XXVIII Thường niên

 I. CÁC BÀI ĐỌC

1. Bài đọc I (Kn 7,7-11)

Đoạn trích sách Khôn Ngoan chúng ta vừa nghe nằm trong phần những lời ca tụng Đức Khôn Ngoan (các chương 7-9). Vua Salomon đã khẳng định rằng: mọi người khi sinh ra và lúc lìa trần, ai cũng như ai (Kn 7,6); Đức Khôn Ngoan không phải là món qùa của tự nhiên cũng không phải là gia sản được truyền lại từ tiên tổ cho con cháu. Con người có thể nhận được Đức Khôn Ngoan, nhưng cần phải cầu xin Thiên Chúa, và phải yêu quý Đức Khôn Ngoan hơn tất cả mọi sự. Đối với tác giả, Đức Khôn Ngoan đáng quý trọng hơn vàng bạc, sức khỏe hay vẻ đẹp; bởi vì tất cả những điều này sẽ hư hao hay tàn lụi, nhưng còn Đức Khôn Ngoan thì bền vững và tồn tại mãi mại. Điều quan trọng nhất là chính Đức Khôn Ngoan là nguồn gốc của mọi phúc lợi, là mẹ sinh ra những điều thiện hảo tốt lành. Có thể nói, chỉ cần có Đức Khôn Ngoan là có tất cả.

Đoạn sách này nhắc chúng ta nhớ lại giấc mộng của Vua Salomon ở Ghíp-ôn, trong đó nhà Vua không xin Thiên Chúa điều gì khác ngoài 1 tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, và Thiên Chúa đã hài lòng với lời khấn xin của Salomon. Cùng với sự khôn ngoan thông hiểu, Thiên Chúa hứa sẽ ban cho nhà Vua cả những điều mà nhà Vua không cầu xin, nếu trung thành với Người (1 V 3, 4-15). Chỉ cầu xin sự khôn ngoan, nghĩa là Salomon yêu chuộng sự khôn ngoan hơn tất cả những thứ khác, kể cả quyền lực cũng như sự sống.

Bài đọc I hôm nay sẽ được hiểu rõ hơn nếu chúng ta tiếp tục đọc hết chương 7 của sách Khôn Ngoan, đặc biệt trong phần “Ca tụng Đức Khôn Ngoan” (7,22-30). Đức Khôn Ngoan, tấm gương phản chiếu hoạt động của Thiên Chúa và hình ảnh sự hoàn thiện của Người, đó chính là Đức Kitô (Cl 1,5). Các giáo phụ đã đọc chương 7 này dưới ánh sáng mầu nhiệm của Đức Kitô và nhận ra rằng Đức Khôn Ngoan đang nói đến ở đây chính là Đức Kitô, Người Con duy nhất. 

2. Bài đọc II (Dt 4,12-13)

Bài đọc II có thể được đọc trong cùng tư tưởng của bài đọc I: Đức Khôn Ngoan thấu suốt mọi tâm can; Đức Khôn Ngoan thâm nhập và xuyên thấu mọi vật mọi loài; Đức Khôn Ngoan đổi mới được muôn loài; vv. (Kn 7,22-30). Lời Thiên Chúa sắc bén như gươm hai lưỡi, soi rõ tư tưởng con người, làm cho con người trở nên không thể phòng vệ đứng trước Thiên Chúa. Từ lời Thiên Chúa, tác giả thư Do thái chuyển sang tình trạng con người trước Lời Thiên Chúa, là Ngôi Lời nhập thể (Ga 1,1), Đấng sẽ xét xử con người trong ngày sau hết và con người cũng không thể ẩn tránh Người, bởi vì Người biết rõ tâm can tư tưởng của họ (Lk 16,15; Ga 12,43).

3. Bài Tin Mừng (Mc 10,17-30)

Người thanh niên giàu có trong đoạn Tin Mừng thánh Máccô là người khao khát đi tìm điều hoàn thiện, kiếm sự trọn lành. Dường như anh đã tìm thấy được người có thể chỉ cho anh cách thế để đạt được, và chắc hẳn anh cũng tin người này phải là người trọn lành thì mới có thể chỉ cho anh con đường trọn lành. Thật vậy, như đã chờ đợi và chuẩn bị sẵn sàng, vừa gặp thấy Chúa Giêsu, anh không ngần ngừ hay có một chút ngại ngùng, quỳ xuống và thưa Người: “Lạy Thầy nhân lành…”. Nhân lành không chỉ là tốt bụng, thương người như tiếng Việt chúng ta thường hiểu. Chính câu đáp của Chúa Giêsu đã khẳng định ý nghĩa của chữ “nhân lành”: “Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. Thiên Chúa mà người Do thái thờ lạy vẫn được ca ngợi là trung thành, trọn hảo, không có sự gì khiếm khuyết nơi Thiên Chúa. Khẳng định điều này, Chúa Giêsu muốn nhắc chàng thanh niên xác định mức độ “nhân lành” mà anh tìm thấy nơi Chúa Giêsu. Người là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa, nên Người phải là Đấng “nhân lành” như Thiên Chúa. Anh thanh niên chưa xác quyết được điều này, nên anh đã không tin vào câu “chỉ đường” của Chúa Giêsu: “Hãy về bán tất cả cho người nghèo khó…Hãy đến mà theo Ta”. Anh buồn rầu bỏ đi vì anh có nhiều của cải.

Chàng thanh niên đã không thật sự tin vào người mình đang tìm đến, dù anh biết đây là người “nhân lành”, người được Thiên Chúa yêu thương vì đẹp lòng Người. Anh không tin Người nên anh cũng chưa có chọn lựa sự trọn lành một cách dứt khoát vì còn vương vấn của cải quá nhiều. Anh không còn thiếu điều gì, chỉ còn thiếu sự liên kết thật sự với Đấng nhân lành. Lời mời gọi “hãy theo Ta” để trở nên kết hiệp và sống thân tình với Chúa Giêsu đòi một sự chọn lựa duy nhất, đòi phải quý yêu chọn lựa theo Người và coi những thứ khác là thua kém so với mối lợi này. Của cải là rào cản anh tìm đến sự trọn lành là Thiên Chúa. Bởi thế Chúa Giêsu đã so sánh việc vào nước Thiên Chúa còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim. Sự so sánh này muốn nói đến một điều không thể xảy ra. Nhưng trước sự ngạc nhiên lo lắng của các môn đệ, Chúa Giêsu đã khẳng định: Không có việc gì là không thể đối với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã hướng các môn đệ về Thiên Chúa, về quyền năng của Người, và các môn đệ phải cậy dựa và tin tưởng vào Thiên Chúa.

II. GỢI Ý MỤC VỤ

1/ Con người vẫn khao khát và đi tìm kiếm sự Khôn Ngoan. Được Thiên Chúa mạc khải qua Thánh Kinh, cho biết Người là Đấng Khôn Ngoan, và Ngôi Lời Thiên Chúa là sự Khôn Ngoan đến từ Thiên Chúa. Nhưng chúng ta có xác tín đây là sự Khôn Ngoan, là nguồn gốc của Khôn Ngoan mà chúng ta đang tìm kiếm hay không? Hay chúng ta đang đi tìm những khôn ngoan của trần gian, những thứ sẽ mang lại cho chúng ta lợi lộc vật chất, danh vọng địa vị, sự tự do thoải mái, những thứ quá hấp dẫn làm cho chúng ta ngày càng xa với Đức Khôn Ngoan, nguồn gốc của những phúc lợi thiện hảo và trường tồn?

2/ Chúng ta đang theo Chúa Giêsu, sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa. Chúng ta có xác tín điều đó hay không? Chúng ta có xem việc theo Người, đến với Người là quan trọng hơn tất cả những điều khác mà chúng ta phải từ bỏ để theo Người?

3/ Thái độ của chàng thanh niên giàu có trong bài Tin Mừng có lẽ cũng là thái độ của nhiều người trong chúng ta, ngay cả khi chúng ta không phải thật giàu có như anh ta. Chúng ta có ít hay nhiều chúng ta cũng phải từ bỏ. Đặc biệt là Chúa Giêsu đã nhắc: “hãy phân phát cho người nghèo”. Bao giờ cũng có người nghèo hơn chúng ta để chúng ta có cơ hội chia sẻ. Chúng ta đừng viện cớ tôi nghèo để từ chối giúp đỡ cho người khác. Hành động chia sẻ bác ái là một việc làm tốt, cụ thể và có hiệu quả ngay lập tức.

III. LỜI NGUYỆN CHUNG

Chủ tế: Anh chị em thân mến! Thiên Chúa ban đức Khôn Ngoan để con người biết lựa chọn và quyết định đi theo đường lối Chúa mời gọi hầu được sống đời đời. Chúng ta cùng chung lời cảm tạ Chúa và khẩn khoản cầu xin.

1. Hội thánh có sứ mạng dẫn đưa mọi người đến với Chúa là Tình Yêu và Sự Sống. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các vị chủ chăn và mọi thành phần Dân Chúa luôn khôn ngoan thánh thiện và đồng tâm nhất trí trong việc tuyên xưng và chia sẻ đức tin đã lãnh nhận

2. Nhiều nơi trên thế giới đang xảy ra xung đột và có nguy cơ bùng nổ chiến tranh. Chúng ta cùng cầu nguyện cho những người có trách nhiệm liên quan biết thể hiện tinh thần từ bỏ, luôn tôn trọng sự thật, khát khao hòa bình và mưu cầu hạnh phúc cho người dân.

3. “Những ai cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho những người thành tâm thiện chí, biết sống theo sự khôn ngoan đích thực, luôn sử dụng tiền của Chúa ban phù hợp với ý Người muốn.

4. Ai từ bỏ mọi sự vì Chúa và vì Tin Mừng, thì được lại gấp trăm, và được sự sống đời đời. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta, luôn đặt trọn lòng tin và lòng mến vào Chúa, biết yêu thương chia sẻ và giúp đỡ nhau đạt tới ơn cứu độ.

Chủ tế: Lạy Chúa, qua Đức Giêsu Kitô, Chúa đã ban hạnh phúc đời đời cho chúng con. Xin nhìn đến những ước nguyện chúng con dâng lên Chúa, và giúp chúng con luôn vững bước trên đường dẫn đến sự sống. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.I. CÁC BÀI ĐỌC
1. Bài đọc I (Kn 7,7-11)
Đoạn trích sách Khôn Ngoan chúng ta vừa nghe nằm trong phần những lời ca tụng Đức Khôn Ngoan (các chương 7-9). Vua Salomon đã khẳng định rằng: mọi người khi sinh ra và lúc lìa trần, ai cũng như ai (Kn 7,6); Đức Khôn Ngoan không phải là món qùa của tự nhiên cũng không phải là gia sản được truyền lại từ tiên tổ cho con cháu. Con người có thể nhận được Đức Khôn Ngoan, nhưng cần phải cầu xin Thiên Chúa, và phải yêu quý Đức Khôn Ngoan hơn tất cả mọi sự. Đối với tác giả, Đức Khôn Ngoan đáng quý trọng hơn vàng bạc, sức khỏe hay vẻ đẹp; bởi vì tất cả những điều này sẽ hư hao hay tàn lụi, nhưng còn Đức Khôn Ngoan thì bền vững và tồn tại mãi mại. Điều quan trọng nhất là chính Đức Khôn Ngoan là nguồn gốc của mọi phúc lợi, là mẹ sinh ra những điều thiện hảo tốt lành. Có thể nói, chỉ cần có Đức Khôn Ngoan là có tất cả.
Đoạn sách này nhắc chúng ta nhớ lại giấc mộng của Vua Salomon ở Ghíp-ôn, trong đó nhà Vua không xin Thiên Chúa điều gì khác ngoài 1 tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, và Thiên Chúa đã hài lòng với lời khấn xin của Salomon. Cùng với sự khôn ngoan thông hiểu, Thiên Chúa hứa sẽ ban cho nhà Vua cả những điều mà nhà Vua không cầu xin, nếu trung thành với Người (1 V 3, 4-15). Chỉ cầu xin sự khôn ngoan, nghĩa là Salomon yêu chuộng sự khôn ngoan hơn tất cả những thứ khác, kể cả quyền lực cũng như sự sống.
Bài đọc I hôm nay sẽ được hiểu rõ hơn nếu chúng ta tiếp tục đọc hết chương 7 của sách Khôn Ngoan, đặc biệt trong phần “Ca tụng Đức Khôn Ngoan” (7,22-30). Đức Khôn Ngoan, tấm gương phản chiếu hoạt động của Thiên Chúa và hình ảnh sự hoàn thiện của Người, đó chính là Đức Kitô (Cl 1,5). Các giáo phụ đã đọc chương 7 này dưới ánh sáng mầu nhiệm của Đức Kitô và nhận ra rằng Đức Khôn Ngoan đang nói đến ở đây chính là Đức Kitô, Người Con duy nhất.
2. Bài đọc II (Dt 4,12-13)
Bài đọc II có thể được đọc trong cùng tư tưởng của bài đọc I: Đức Khôn Ngoan thấu suốt mọi tâm can; Đức Khôn Ngoan thâm nhập và xuyên thấu mọi vật mọi loài; Đức Khôn Ngoan đổi mới được muôn loài; vv. (Kn 7,22-30). Lời Thiên Chúa sắc bén như gươm hai lưỡi, soi rõ tư tưởng con người, làm cho con người trở nên không thể phòng vệ đứng trước Thiên Chúa. Từ lời Thiên Chúa, tác giả thư Do thái chuyển sang tình trạng con người trước Lời Thiên Chúa, là Ngôi Lời nhập thể (Ga 1,1), Đấng sẽ xét xử con người trong ngày sau hết và con người cũng không thể ẩn tránh Người, bởi vì Người biết rõ tâm can tư tưởng của họ (Lk 16,15; Ga 12,43).
3. Bài Tin Mừng (Mc 10,17-30)
Người thanh niên giàu có trong đoạn Tin Mừng thánh Máccô là người khao khát đi tìm điều hoàn thiện, kiếm sự trọn lành. Dường như anh đã tìm thấy được người có thể chỉ cho anh cách thế để đạt được, và chắc hẳn anh cũng tin người này phải là người trọn lành thì mới có thể chỉ cho anh con đường trọn lành. Thật vậy, như đã chờ đợi và chuẩn bị sẵn sàng, vừa gặp thấy Chúa Giêsu, anh không ngần ngừ hay có một chút ngại ngùng, quỳ xuống và thưa Người: “Lạy Thầy nhân lành…”. Nhân lành không chỉ là tốt bụng, thương người như tiếng Việt chúng ta thường hiểu. Chính câu đáp của Chúa Giêsu đã khẳng định ý nghĩa của chữ “nhân lành”: “Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. Thiên Chúa mà người Do thái thờ lạy vẫn được ca ngợi là trung thành, trọn hảo, không có sự gì khiếm khuyết nơi Thiên Chúa. Khẳng định điều này, Chúa Giêsu muốn nhắc chàng thanh niên xác định mức độ “nhân lành” mà anh tìm thấy nơi Chúa Giêsu. Người là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa, nên Người phải là Đấng “nhân lành” như Thiên Chúa. Anh thanh niên chưa xác quyết được điều này, nên anh đã không tin vào câu “chỉ đường” của Chúa Giêsu: “Hãy về bán tất cả cho người nghèo khó…Hãy đến mà theo Ta”. Anh buồn rầu bỏ đi vì anh có nhiều của cải.
Chàng thanh niên đã không thật sự tin vào người mình đang tìm đến, dù anh biết đây là người “nhân lành”, người được Thiên Chúa yêu thương vì đẹp lòng Người. Anh không tin Người nên anh cũng chưa có chọn lựa sự trọn lành một cách dứt khoát vì còn vương vấn của cải quá nhiều. Anh không còn thiếu điều gì, chỉ còn thiếu sự liên kết thật sự với Đấng nhân lành. Lời mời gọi “hãy theo Ta” để trở nên kết hiệp và sống thân tình với Chúa Giêsu đòi một sự chọn lựa duy nhất, đòi phải quý yêu chọn lựa theo Người và coi những thứ khác là thua kém so với mối lợi này. Của cải là rào cản anh tìm đến sự trọn lành là Thiên Chúa. Bởi thế Chúa Giêsu đã so sánh việc vào nước Thiên Chúa còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim. Sự so sánh này muốn nói đến một điều không thể xảy ra. Nhưng trước sự ngạc nhiên lo lắng của các môn đệ, Chúa Giêsu đã khẳng định: Không có việc gì là không thể đối với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã hướng các môn đệ về Thiên Chúa, về quyền năng của Người, và các môn đệ phải cậy dựa và tin tưởng vào Thiên Chúa.
II. GỢI Ý MỤC VỤ
1/ Con người vẫn khao khát và đi tìm kiếm sự Khôn Ngoan. Được Thiên Chúa mạc khải qua Thánh Kinh, cho biết Người là Đấng Khôn Ngoan, và Ngôi Lời Thiên Chúa là sự Khôn Ngoan đến từ Thiên Chúa. Nhưng chúng ta có xác tín đây là sự Khôn Ngoan, là nguồn gốc của Khôn Ngoan mà chúng ta đang tìm kiếm hay không? Hay chúng ta đang đi tìm những khôn ngoan của trần gian, những thứ sẽ mang lại cho chúng ta lợi lộc vật chất, danh vọng địa vị, sự tự do thoải mái, những thứ quá hấp dẫn làm cho chúng ta ngày càng xa với Đức Khôn Ngoan, nguồn gốc của những phúc lợi thiện hảo và trường tồn?
2/ Chúng ta đang theo Chúa Giêsu, sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa. Chúng ta có xác tín điều đó hay không? Chúng ta có xem việc theo Người, đến với Người là quan trọng hơn tất cả những điều khác mà chúng ta phải từ bỏ để theo Người?
3/ Thái độ của chàng thanh niên giàu có trong bài Tin Mừng có lẽ cũng là thái độ của nhiều người trong chúng ta, ngay cả khi chúng ta không phải thật giàu có như anh ta. Chúng ta có ít hay nhiều chúng ta cũng phải từ bỏ. Đặc biệt là Chúa Giêsu đã nhắc: “hãy phân phát cho người nghèo”. Bao giờ cũng có người nghèo hơn chúng ta để chúng ta có cơ hội chia sẻ. Chúng ta đừng viện cớ tôi nghèo để từ chối giúp đỡ cho người khác. Hành động chia sẻ bác ái là một việc làm tốt, cụ thể và có hiệu quả ngay lập tức.
III. LỜI NGUYỆN CHUNG
Chủ tế: Anh chị em thân mến! Thiên Chúa ban đức Khôn Ngoan để con người biết lựa chọn và quyết định đi theo đường lối Chúa mời gọi hầu được sống đời đời. Chúng ta cùng chung lời cảm tạ Chúa và khẩn khoản cầu xin.
1. Hội thánh có sứ mạng dẫn đưa mọi người đến với Chúa là Tình Yêu và Sự Sống. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các vị chủ chăn và mọi thành phần Dân Chúa luôn khôn ngoan thánh thiện và đồng tâm nhất trí trong việc tuyên xưng và chia sẻ đức tin đã lãnh nhận
2. Nhiều nơi trên thế giới đang xảy ra xung đột và có nguy cơ bùng nổ chiến tranh. Chúng ta cùng cầu nguyện cho những người có trách nhiệm liên quan biết thể hiện tinh thần từ bỏ, luôn tôn trọng sự thật, khát khao hòa bình và mưu cầu hạnh phúc cho người dân.
3. “Những ai cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho những người thành tâm thiện chí, biết sống theo sự khôn ngoan đích thực, luôn sử dụng tiền của Chúa ban phù hợp với ý Người muốn.
4. Ai từ bỏ mọi sự vì Chúa và vì Tin Mừng, thì được lại gấp trăm, và được sự sống đời đời. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta, luôn đặt trọn lòng tin và lòng mến vào Chúa, biết yêu thương chia sẻ và giúp đỡ nhau đạt tới ơn cứu độ.
Chủ tế: Lạy Chúa, qua Đức Giêsu Kitô, Chúa đã ban hạnh phúc đời đời cho chúng con. Xin nhìn đến những ước nguyện chúng con dâng lên Chúa, và giúp chúng con luôn vững bước trên đường dẫn đến sự sống. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Top