Giáo Lý Cộng Đồng: Tuần 3 - Tháng 12/2012
TUẦN 3
VAI TRÒ CỦA ĐỨC TRINH NỮ MARIA
Khai triển nội dung
1. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Khi được loan báo rằng Mẹ sẽ hạ sinh “Con Đấng Tối Cao” bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, Đức Maria đã tin chắc chắn rằng Thiên Chúa làm được mọi sự (Lc 1,37-38). Mẹ đã sẵn sàng “xin vâng” với Lời Chúa. Khi bày tỏ sự vâng phục của đức tin như thế, Đức Maria trở thành Mẹ Chúa Giêsu và với trọn tâm hồn. Trong các Sách Tin Mừng, Đức Maria được gọi là Thân Mẫu của Chúa Giêsu (Ga 2,1; 19,25; Lc 1,43). Quả thật, Đấng mà Mẹ đã cưu mang làm người bởi phép Chúa Thánh Thần, Đấng thật sự là con của Mẹ theo xác phàm, Đấng ấy chính là Con vĩnh cửu của Chúa Cha, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Chí Thánh. Vì vậy, Hội Thánh tuyên xưng Đức Maria thật sự là Mẹ Thiên Chúa.
2. Đức Maria trọn đời đồng trinh.
Ngay trong các công thức đức tin đầu tiên, Hội Thánh đã tuyên xưng rằng Chúa Giêsu được thụ thai trong lòng Trinh Nữ Maria hoàn toàn là do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Các trình thuật Tin Mừng hiểu việc thụ thai đồng trinh như một công trình của Thiên Chúa, vượt quá mọi hiểu biết và khả năng của nhân loại (Mt 1,20). Việc suy niệm sâu xa hơn đã đưa Hội Thánh đến chỗ tuyên xưng Đức Maria thật sự và trọn đời đồng trinh.
3. Đức Maria vô nhiễm nguyên tội.
Để làm Mẹ Đấng Cứu độ, Đức Maria đã được Chúa ban cho các hồng ân xứng với nhiệm vụ cao cả ấy. Trong ngày Truyền Tin, sứ thần Gabriel đã chào Mẹ là “người đầy ơn phúc”. Qua các thế kỷ, Hội Thánh ý thức rằng vì Đức Maria được Thiên Chúa ban cho “đầy ơn phúc”, nên ngài đã được cứu chuộc ngay từ lúc tượng thai. Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội được Đức Piô IX công bố năm 1854.
Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)
Hỏi: Tại sao Đức Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa?
Thưa: Đức Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa vì là Mẹ của Chúa Giêsu. Thật vậy, Đấng mà Mẹ đã thụ thai bởi tác động của Chúa Thánh Thần và đã thực sự trở nên con của Mẹ, Đấng ấy chính là Con hằng hữu của Thiên Chúa Cha. Đấng ấy là Thiên Chúa (số 95).
Hỏi: Câu “Đức Maria trọn đời đồng trinh” có nghĩa gì?
Thưa: Đức Maria trọn đời đồng trinh có nghĩa là Mẹ vẫn đồng trinh khi thụ thai Con mình, đồng trinh khi sinh con, vĩnh viễn đồng trinh. Khi các Sách Tin Mừng nói về “anh chị em của Chúa Giêsu” thì đó là những người bà con họ hàng gần của Chúa Giêsu, theo như cách nói quen dùng trong Kinh Thánh (số 99).
Ý cầu nguyện:
Cùng với Đức Maria, dâng lời chúc tụng ngợi khen Chúa (Kinh Ngợi Khen – Magnificat).
bài liên quan mới nhất
- Tại sao người Công giáo cúi đầu mỗi khi nghe Danh thánh Chúa Giêsu
-
Những ngày cuối cùng của Năm Đức Tin -
Những cái lắc tay dễ thương – Cảm nhận sau khi tham dự buổi Cử hành Năm Đức Tin của anh chị em khiếm thị và khiếm thính -
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 48. Trân trọng sự sống -
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 47. Hôm nay và mãi mãi -
Tìm hiểu Sách GLHTCG – Phần II: Các bí tích - Bài 46. Bí tích Hôn phối -
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 45. Thừa tác vụ linh mục -
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 44. Thừa tác vụ giám mục -
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 43. Bí tích Truyền chức thánh -
Tìm hiểu Sách GLHTCG – Phần II: Các bí tích - Bài 42. Bí tích Xức dầu bệnh nhân
bài liên quan đọc nhiều
- Tại sao người Công giáo cúi đầu mỗi khi nghe Danh thánh Chúa Giêsu
-
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 25. Thiên Chúa thật và người thật -
Giáo lý Thánh Kinh: Bài 7 - Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa -
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 31. Thánh lễ là hy tế -
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 27. Ân sủng của bí tích Thêm sức -
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 40. Ăn năn tội và xưng tội -
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 28. Bí tích của các bí tích -
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 45. Thừa tác vụ linh mục -
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 17. Xác và Hồn -
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 24. Ân sủng của bí tích Rửa tội