Đức Thánh Cha: Cần cái nhìn chiêm ngắm của Thánh Phanxicô trong việc bảo vệ Thụ tạo
Cách đây 60 năm, vào ngày 9/10/1963, đập thuỷ điện Vajont được xây dựng dưới chân núi Toc trên thượng nguồn thị trấn nhỏ Longarone, tỉnh Belluno của Ý, đã bị vỡ. Khối lượng đất đá lớn tương đương một thành phố nhỏ cùng với vận tốc rơi nhanh của đất lở đã gây ra sóng chấn động mạnh, làm cho nhà cửa làng mạc bị cuốn trôi, và có 1.910 người bị chết hoặc mất tích. Đây là một trong những thảm hoạ kinh hoàng nhất châu Âu. Bi kịch phát sinh do những người cố tình không tuân theo lẽ tự nhiên để theo đuổi lợi ích cá nhân hoặc chính trị.
Tiếp phái đoàn đến từ tỉnh Belluno, được hướng dẫn bởi Giám mục Giáo phận, Tỉnh trưởng Belluno, các linh mục và chủ tịch Hiệp hội “Vajont-Tương lai của ký ức”, Đức Thánh Cha nói sự hiện diện của mọi người là dấu chỉ “một làn sóng hy vọng của cuộc sống”. Ngài giải thích: “Thực tế, anh chị em đã phản ứng trước cơn sóng thảm khốc huỷ diệt bằng sự can đảm của ký ức và tái thiết. Tôi nghĩ đến tất cả những giọt nước âm thầm đã hình thành nên làn sóng to lớn tốt đẹp này. Đó là những người giải cứu, những người tái thiết, và tất cả những người không để mình bị giam hãm trong nỗi đau nhưng biết bắt đầu lại. Anh chị em là những nghệ nhân và chứng nhân của những hạt giống phục sinh này, những hạt giống có lẽ không làm nên tin tức nhưng quý giá đối với Chúa”.
Trong khi nhắc lại rằng thảm hoạ Vajont không phải do sai lầm trong thiết kế hoặc xây dựng, nhưng do muốn xây dựng một hồ chứa nhân tạo không đúng chỗ, nhằm đạt mục đích lợi nhuận cá nhân trên việc chăm sóc con người và môi trường, Đức Thánh Cha nhận định rằng cơn sóng tuyệt vọng bị khiêu khích bởi lòng tham, còn làn sóng hy vọng của các thành viên Hiệp hội được lay động bởi tình huynh đệ. Thực vậy, lòng tham thì phá huỷ, còn tình huynh đệ giúp xây dựng.
Tiếp tục chủ đề bảo vệ thiên nhiên, Đức Thánh Cha nói rằng năm nay kỷ niệm 800 năm Bài ca Tạo vật của Thánh Phanxicô, trong đó Người nghèo Assisi ngợi khen Chúa “vì Chị Nước thật ích lợi và khiêm nhường, quý hoá và trinh trong”. Theo ngài, mặc dù ích lợi và khiêm nhường nhưng trong trường hợp của Vajont, nước đã trở nên khủng khiếp và phá hoại, hoặc không thể tiếp cận được với nhiều người trên thế giới, những người bị khát hay không có nước uống.
Đức Thánh Cha kết luận: “Chúng ta cần cái nhìn chiêm ngắm và tôn trọng của Thánh Phanxicô để nhận ra vẻ đẹp của thụ tạo và biết đặt mọi thứ trong trật tự của nó, để ngừng tàn phá môi trường bằng những lý luận chết người của lòng tham, và hợp tác huynh đệ cho sự phát triển sự sống”.
bài liên quan mới nhất

- Thi hài của Thánh Têrêsa Avila được trưng bày công khai lần thứ ba trong hơn bốn thế kỷ
-
Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV: Truyền thông cần thúc đẩy hòa bình và giải giới ngôn từ -
Các Hồng y Hoa Kỳ ca ngợi tấm lòng truyền giáo và kinh nghiệm quốc tế của Đức Thánh Cha Lêô XIV -
Đức Tân Giáo hoàng và Bốn Kỵ Sĩ của Cuộc Cách mạng -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV điện đàm với Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky -
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng (11/5): Cầu nguyện cho các ơn gọi -
Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV -
Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn -
Đức Thánh cha Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y