ĐTC Phanxicô: Phụng vụ bắt nguồn từ truyền thống và tiến về phía trước
ĐTC gặp Hiệp hội các giáo sư và giảng viên về phụng vụ (Vatican Media)
Trong buổi tiếp kiến Hiệp hội các giáo sư và giảng viên về phụng vụ vào sáng 1/9 nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội, Đức Thánh Cha nhắc các giáo sư phụng vụ luôn lắng nghe cộng đoàn tín hữu, đừng bao giờ tách mình ra khỏi sự chờ đợi và mong ước của Dân Chúa.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh “phụng vụ là công việc của Chúa Kitô và của Giáo hội, vì thế, phụng vụ là thực thể sống động, giống như một cây, nó không thể bị bỏ quên hoặc xem thường. Phụng vụ không phải là một tượng đài bằng đá hay bằng đồng, không phải là một thứ bảo tàng, nhưng sống động như một cây sống và cần được chăm sóc cẩn thận. Và cũng vậy, phụng vụ vui tươi với niềm vui của Thần Khí, không phải của một lễ hội thế gian. Vì vậy, ví dụ người ta không thể hiểu được một phụng vụ đưa đám. Nó không ổn. Phụng vụ phải luôn vui tươi, bởi vì là lời ngợi khen Chúa.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến phụng vụ không tách biệt giữa nghiên cứu với phân định để đạt được sự hoà hợp về thiêng liêng và mục vụ, không phân cách giữa thần học và mục vụ, đức tin và cuộc sống. Vì thế, Đức Thánh Cha khuyến khích các giáo sư phụng vụ tìm ra cách thức để nghiên cứu phụng vụ vượt lên trên phạm vi học thuật để đi đến gặp dân Chúa.
Ngài khẳng định rằng sự tiến bộ trong hiểu biết và cả trong cử hành phụng vụ phải luôn bắt nguồn từ truyền thống, và điều này luôn đưa chúng ta tiến về phía trước theo ý Chúa muốn. Có một tinh thần không phải là truyền thống đích thực, đó là tinh thần đi lùi trở lại, và nghĩ rằng đi về cội nguồn có nghĩa là quay trở lại. Không. Nếu chúng ta đi đến gốc rễ, thì chính rễ sẽ luôn đưa bạn tiến lên. Giống như một cây, luôn mọc lên từ những gì bắt nguồn từ rễ. Quay lùi trở lại là đi ngược với chân lý và ngay cả chống lại Thánh Thần.
Cuối cùng Đức Thánh Cha nhắc các giáo sư phụng vụ về điều ngài gọi là quan trọng nhất, đó là việc nghiên cứu phụng vụ phải được thấm nhuần với việc cầu nguyện và với kinh nghiệm sống động của Giáo hội cử hành, và làm thần học với một tâm hồn cởi mở và đồng thời “quỳ gối” (xem Veritatis Gaudium, 3). Điều này đúng đối với tất cả các ngành thần học, và còn đúng hơn đối với phụng vụ, vì đối tượng của phụng vụ là hành động tôn vinh vẻ đẹp và sự vĩ đại của mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng tự hiến cho chúng ta.
Nguồn: Vatican News
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024