ĐTC Phanxicô mời gọi phục hồi “cảm thức tôn thờ” Bí Tích Thánh Thể
Từ trình thuật Tin Mừng về việc Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, Đức Thánh Cha nhận định rằng Chúa đã muốn biến cơn đói bánh vật chất của con người thành cơn đói bánh sự sống đời đời (x. Ga 6,26-27). Vì lý do này, Người đã nói về mình như bánh hằng sống từ trời xuống, bánh đích thực ban sự sống cho thế gian (x. Ga 6,51).
Bí tích Thánh Thể là câu trả lời cho cơn đói khát sâu xa nhất của tâm hồn con người
Đức Thánh Cha khẳng định: “Thật vậy, Bí tích Thánh Thể là câu trả lời của Thiên Chúa cho cơn đói khát sâu xa nhất của tâm hồn con người, cơn đói khát sự sống đích thực, vì trong Bí tích Thánh Thể, chính Chúa Kitô thực sự ở giữa chúng ta, để nuôi dưỡng, an ủi và nâng đỡ chúng ta trên hành trình của mình.”
Khám phá lại cảm thức tôn thờ Thánh Thể
Lưu ý rằng ngày nay, có những tín hữu Công giáo tin rằng Bí tích Thánh Thể là một biểu tượng hơn là thực tại về sự hiện diện và tình yêu của Chúa, Đức Thánh Cha hy vọng rằng Đại hội Thánh Thể sẽ truyền cảm hứng cho người Công giáo trên khắp đất nước “khám phá lại cảm nhận kinh ngạc và kính sợ trước món quà vĩ đại của Chúa dành cho chính mình và dành thời gian với Người trong việc cử hành Thánh lễ và cầu nguyện cá nhân và chầu Thánh Thể.” Và ngài cũng nhấn mạnh đến nhu cầu nuôi dưỡng ơn gọi linh mục, như Thánh Gioan Phaolô II đã nói: “Không thể có Thánh Thể nếu không có chức linh mục.”
Dấn thân nhiệt thành hơn để trở thành môn đệ truyền giáo của Chúa Giêsu
Đức Thánh Cha cũng hy vọng Đại hội Thánh Thể sẽ là cơ hội để các tín hữu dấn thân nhiệt thành hơn để trở thành môn đệ truyền giáo của Chúa Giêsu trên thế giới. Ngài nói: “Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta gặp gỡ Đấng đã vì chúng ta mà hy sinh tất cả, Đấng đã hy sinh bản thân để ban cho chúng ta sự sống, Đấng đã yêu thương chúng ta đến cùng. Chúng ta chỉ trở thành những chứng nhân đáng tin cậy cho niềm vui và vẻ đẹp có sức biến đổi của Tin Mừng khi chúng ta nhận ra rằng tình yêu mà chúng ta cử hành trong bí tích này không thể giữ cho riêng mình mà phải được chia sẻ với tất cả mọi người. Như vậy, Bí tích Thánh Thể thúc đẩy chúng ta đến một tình yêu tha nhân mạnh mẽ và dấn thân. Vì chúng ta không thể thực sự hiểu và sống ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể nếu trái tim của chúng ta đóng kín đối với anh chị em của chúng ta, đặc biệt là những người nghèo khổ, đau khổ, mệt mỏi hoặc những người có thể đã lầm đường lạc lối trong cuộc sống.” (CSR_2405_2023)
Nguồn: Vatican News
bài liên quan mới nhất

- Đôi nét về Mùa Vọng
-
Ủy ban Phụng tự HĐGMVN chia sẻ về cuộc gặp gỡ với Tòa Thánh liên quan đến bản dịch Sách Lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 8 - Hành động thống hối -
Cử hành Thánh Thể: Bài 7 - Lời chào và lời dẫn nhập đầu lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 6 - Dấu thánh giá -
Đào tạo Phụng Vụ theo tinh thần Công Đồng Vatican II -
Cử hành Thánh Thể: Bài 3 - Cuộc rước nhập lễ -
Cộng đoàn Hiệp thông Phụng Vụ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 1 - Cấu trúc thánh lễ -
Desiderio Desideravi từ viễn quan thần học hiện diện
bài liên quan đọc nhiều

- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Suy niệm lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam -
Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích về Nghi thức Rửa chân trong Thánh lễ Tiệc ly -
Một số vấn đề cần lưu ý liên quan đến Phụng vụ Thánh lễ