ĐTC đề cao đóng góp của các tôn giáo cho phát triển lâu bền
ĐTC cổ võ một nền phát triển nhân bản toàn diện thay vì chỉ qui trọng tâm vào những khía cạnh kỹ thuật. Ngài đề cao sự đóng góp của các tôn giáo vào các mục tiêu phát triển dài hạn, đồng thời kêu gọi quan tâm đến các thổ dân bản xứ.
ĐTC đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến 400 tham dự viên Hội nghị quốc tế về sự đóng góp của các tôn giáo cho các mục tiêu phát triển lâu bền, nhóm tại Vatican từ ngày 7-3 đến 9-3-2019 với sự tham dự của nhiều đại diện các tôn giáo như Kitô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Ấn giáo và Phật giáo, cùng với nhiều đại diện cấp cao của các tổ chức LHQ.
Hội nghị do Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản toàn diện cùng với Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn cùng tổ chức. Trong số các diễn giả tại 3 ngày hội nghị, có những nhân vật cấp cao như ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký LHQ.
ĐTC phê bình quan niệm hẹp hòi về phát triển
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhận xét rằng vẫn còn có những người theo đuổi huyền thoại và cho rằng các vấn đề xã hội và môi sinh có thể giải quyết được chỉ nhờ áp dụng các kỹ thuật mới và không cần để ý tới những khía cạnh luân lý đạo đức và không cần những thay đổi sâu rộng.
Cổ võ lối tiếp cận toàn diện về phát triển
ĐTC nói: ”Một lối tiếp cận toàn diện dạy chúng ta rằng lập trường như vừa nói là không đúng... Những mục tiêu kinh tế và chính trị phải được các mục tiêu luân lý đạo đức nâng đỡ, và điều này đòi phải có một sự thay đổi thái độ, Kinh Thánh gọi là một sự thay đổi con tim.”. Trong chiều hướng vừa nói, ĐTC khẳng định rằng các tôn giáo có một vai trò quan trọng chu toàn. Để chuyển tiếp đúng đắn, tiến tới một tương lai lâu bền, cần nhìn nhận ”Những sai lầm, tội lỗi, tật xấu và những thờ ơ cẩu thả của mình”, cần hoán cải tâm hồn, thay đổi từ bên trong, để hòa giải với tha nhân, với thiên nhiên và với Đấng Tạo Hóa” (Laudato sí 219).
Và ĐTC kết luận rằng ”Nếu chúng ta muốn mang lại những nền tảng vững chắc cho chương trình cần phải làm cho đến năm 2030, chúng ta phải loại bỏ cám dỗ tìm kiếm câu trả lời hoàn toàn là kỹ thuật cho những thách đố, sẵn sàng đương đầu với những nguyên do sâu xa và những hậu quả dài hạn” (Rei 8-3-2019)
bài liên quan mới nhất
- Sứ điệp Giáng sinh năm 2024 và Phép lành toàn xá Urbi et Orbi của Đức Thánh Cha
-
Lễ Đêm Giáng Sinh 2024 - Niềm hy vọng -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 3 - Sự nhỏ bé -
Tổng thống Biden giảm án cho tử tù -
Thông điệp chia tay của Đức Hồng y Bo khi kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch FABC -
Ngày 24 Tháng 12 Kính nhớ Các Thánh Tổ Tiên của Chúa Giêsu Kitô -
Diễn văn của Đức Phanxicô cho Giáo triều Roma nhân dịp chúc mừng Giáng sinh 2024: Hãy nói tốt chứ đừng nói xấu -
Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ -
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô