Đôi nét về Công đồng Bắc Kỳ tại Kẻ Sặt

Đôi nét về Công đồng Bắc Kỳ tại Kẻ Sặt

Đôi nét về Công đồng Bắc Kỳ tại Kẻ Sặt

Đây là lần đầu tiên từ sau khi Giáo hội Việt Nam được bằng yên, các Đức Giám Mục Miền Bắc đã hội chung và bàn định các vấn đề sinh hoạt và tổ chức chung của các Địa Phận Miền Bắc.

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG ĐỒNG MIỀN BẮC LẦN I NĂM 1900 HỌP TẠI KẺ SẶT

Năm nay kỷ niệm 120 năm (1900 – 2020) Công Đồng Miền Bắc được tổ chức tại Kẻ Sặt từ 11-2 đến ngày 6-3 năm 1900.

Trước đó 20 năm, vào ngày 3-10-1999, Giáo xứ Kẻ Sặt đã long trọng tổ chức Khai mạc Năm Thánh mừng kỷ niệm 100 năm Công Đồng Các Giám Mục Miền Bắc họp tại Kẻ Sặt (1900 – 2000) và Bế mạc Năm Thánh vào ngày 7-10-2000 (Theo tông thư Port. N.99/99/1 của Bộ xá giải Tông tòa, Tòa thánh Vatican).

Sau đây xin được khái quát sơ lược về Công Đồng Miền Bắc lần thứ I năm 1900.

I. LÝ DO CÔNG ĐỒNG MIỀN BẮC LẦN THỨ I NĂM 1900 ĐƯỢC TỔ CHỨC

Theo chỉ thị của Tòa Áp việc Giảng đạo, Tòa Thánh yêu cầu Đức Cha niên trưởng trong các Địa phận Miền Bắc lúc đó là Đức Thầy Antong Colomer Lễ - vít-vồ Themiscerenso, vicario apostolico Địa Phận Bắc Đàng Ngoài (Bắc Ninh) - đứng ra triệu tập và chủ tọa Công Đồng. Nhưng vì ngài tuổi cao sức yếu, không cáng đáng nổi công việc, nên đã xin Tòa Thánh cử Đức Thầy Giuse Terres Hiến - vít-vồ Cydissence, vicario apostolica Địa Phận Đông Đàng Ngoài - đứng tổ chức thay.

Được sự chấp thuận của Tòa Thánh - qua các thư của Tòa Áp việc Giảng đạo, số 31810 tại Rô-ma, ngày 14 tháng Januariô (tháng Giêng) 1899, do Đức Cardinale Ledochowski ký gởi cho Đức Thầy Colomer Lễ, vicario apostolico Địa Phận Bắc Đàng Ngoài;
Tiếp theo là Thư của Đức Thầy Colomer Lễ gởi cho Đức Thầy Giuse Terres Hiến, ngày 21 tháng Martio (tháng Ba) năm 1899;
Được sự chấp thuận của các Đức Thầy trong miền,
Đức Thầy Hiến đã sẵn sàng đứng triệu tập và “Khai mạc Công Đồng thứ nhất của miền Bắc Kỳ, ngày 11/2/1900, cũng là ngày lễ cả Bảy mươi tại Nhà thờ Đức Bà, hiệu là Nữ Vương Truyền Rất Thánh Rosario, ở làng Kẻ Sặt, tỉnh Hải Dương và do chính Đức Thầy Hiến thay mặt Bộ Áp việc Giảng đạo đứng đầu (x.Thư của Đức Thầy Juse Terres Hiến gởi cho các Đức Thầy trong Miền, ngày 16 tháng Junio năm 1899).

II. LÝ DO CHỌN KẺ SẶT LÀ NƠI HỌP CÔNG ĐỒNG

Lẽ ra Công Đồng phải họp tại Hải Phòng, vì Hải Phòng lúc đó đang là Tòa Giám Mục Địa phận Đông Đàng Ngoài. Sau thời cấm cách, tình hình Giáo hội Việt Nam lúc này đã bằng yên.

Trước kia, trong thời cấm cách, các bề trên thường chọn một xứ đạo lớn toàn tòng, chắc chắn có thể bảo vệ để làm Tòa Giám Mục, như: Địa phận Trung Đàng Ngoài chọn Bùi Chu, Điạ phận Tây Đàng Ngoài chọn Kẻ Sở, Địa phận Đông Đàng Ngoài chọn Kẻ Sặt, v.v…

Nhưng để công việc liên lạc và hành chính dễ dàng, các Tòa Giám Mục được dời về các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, trừ có Bùi Chu. Nên lẽ ra Công Đồng phải được họp ở Tòa Giám Mục, hay Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng.

Đằng này, các Đức Thầy lại chọn xứ Kẻ Sặt, lý do là vì Kẻ Sặt là một giáo xứ lớn nhất trong Địa Phận Đông Đàng Ngoài, dân số lại đông và toàn tòng Công Giáo, xưa kia cũng là Tòa Giám Mục lâu đời, và nay lại đang là trụ sở của Cha Chính (Cố Chính bề trên địa phận sau Đức Thầy), lại có Trường Lý Đoán đang học tại đây, nên là một nơi thuận tiện cả về phương diện nhân sự và đủ phương tiện vật chất và tinh thần. Vì thế, Công Đồng đã quyết định họp tại Kẻ Sặt.


z2249173175412 dc46c450a6c798190b2af4bb628dcd09


III. THÀNH PHẦN CÁC GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TÔNG TÒA ĐÀNG NGOÀI THAM DỰ CÔNG ĐỒNG

- Đức Thầy Giuse Terrés Hiến, vít-vồ Cydissense, vicario apostolico Địa phận Đông.
- Đức Thầy Lui Pineau Trị, vít-vồ Calam, vicario apostolico Địa phận Nam.
- Đức Thầy Phê-rô Maria Gendreau Đông, vít-vồ Chrysopoli, vicario apostolico Địa phận Tây.
- Đức Thầy Bảo Lộc Maria Raymond Lộc, vít-vồ Linoe, vicario apostolico Địa phận Đoài.
- Đức Thầy Maximo Fernandez Định, vít-vồ Adtudense, vicario apostolico Địa phận Trung.
- Đức Thầy Maximino Velasco Khâm, vít-vồ Amoria, làm Coadjutor thay mặt Đức thầy Địa phận Bắc.

Ngoài ra còn có 5 vị Cố chính địa phận, và 3 Cha chính dòng thánh Duminhgô (Đa-minh) được mời tham dự nhưng không được bỏ thẻ.

z2249289518779 b0ee73ba7e8257db93941d1263f201bc

IV. TÓM LƯỢC CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA CÔNG ĐỒNG

Đây là lần đầu tiên từ sau khi Giáo hội Việt Nam được bằng yên, các Đức Giám Mục Miền Bắc đã hội chung và bàn định các vấn đề sinh hoạt và tổ chức chung của các Địa Phận Miền Bắc. Những quyết định của Công Đồng Kẻ Sặt đã hướng dẫn cho các Đấng bậc trong Giáo Hội về các công việc phải thi hành cho sáng danh Chúa và tấn ích cho các linh hồn. Các nghị quyết này ghi lại thành một bản sắc lệnh và đa số các điều khoản còn giá trị cho đến ngày nay.
z2249168486750 1b730fc6213f4affaa5ea9920e089654

1. Các quyết định về bổn phận các Đấng Đại Diện Tông tòa, về các Thừa sai ngoại quốc đang hoạt động tại Việt Nam, về các Linh mục bản quốc, các Thầy giảng, các người nhà Đức Chúa Trời, các Tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân.

2. Các quyết định về Trường Kẻ thử, La-tinh và Lý đoán. 

3. Các quyết định về việc quản trị và sử dụng các tài sản của Thánh Yghêrêgia, của các Địa phận, của nhà chung và của các nhà thờ họ đạo, cũng như các tài sản của các nhà mụ và các của được công đức. 

4. Các quyết định về việc cử hành các phép Sacramentô.

5. Sau cùng, các quyết định về việc coi sóc các con chiên, như việc giữ ngày Chúa Nhật, xưng tội, rước lễ mùa Phục sinh, ăn chay kiêng thịt, về tổ chức ban Trùm trưởng, về các Tràng dạy Giáo lý và các Tràng khác với vấn đề giáo viên và sách giáo khoa, về mê tín dị đoan, đám ma, về các họ lẻ và người tân tòng và sau cùng, về các tiểu nhi và các bệnh viện.

Rất nhiều quyết định của Công Đồng Kẻ Sặt năm 1900, đã đưa ra rất khôn ngoan và bổ ích như tổ chức nhà Đức Chúa Trời và các Thầy Giảng.

z2249167792085 85e97f78ac3a417ef18385ecb8d8f30c

Tuy Công Đồng lúc đó có ra nhiều điều luật khắt khe, nhưng nhờ đó mà củng cố được Giáo Hội rất vững chắc và thánh thiện, và hoa trái của Công Đồng vẫn còn lưu giữ cho tới ngày nay.

Ban Biên tập Giáo xứ Kẻ Sặt

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top