Dịch thuật các bản văn phụng vụ sang tiếng địa phương: một thách đố chung
Mới đây, trong bài phỏng vấn dành cho tờ Osservatore Romano, Đức Ông Juan Miguel Ferrer Grenesche, Phó Tổng thư ký Bộ Phụng Tự và Bí Tích, đã nhắc lại câu nói quen thuộc “Dịch là phản bội”. Ngài giải thích rằng trong tiếng Ý, hai từ mà chúng ta gọi là “dịch” và “phản bội” phát âm gần như nhau, do đó có thành ngữ “dịch là phản bội”. Thành ngữ này không chỉ để chơi chữ nhưng diễn tả một thực tế khách quan, cách riêng trong việc dịch các bản văn phụng vụ từ tiếng La Tinh sang tiếng địa phương: “Một đàng, bạn phải trung thành với nguyên ngữ và cách diễn tả của tác giả; đàng khác bạn phải tôn trọng nét đặc sắc trong ngôn ngữ địa phương. Đây không phải là sự quân bình dễ đạt được”.
Nhận xét trên được phát biểu trong bối cảnh các Giáo Hội địa phương đang cố gắng dịch các bản văn phụng vụ sang tiếng địa phương. Trong những năm qua, các Giáo Hội sử dụng tiếng Anh đã làm việc chung để hoàn thiện và xin Rôma chấp thuận bản dịch mới Sách Lễ Rôma. Hội đồng Giám mục Ý vẫn đang tiếp tục làm việc cho bản dịch mới, còn Hội đồng Giám mục Pháp vừa lo bản dịch Kinh Thánh vừa lo bản dịch Sách Lễ. Hội đồng Giám mục Việt Nam, cụ thể là Ủy ban Phụng tự, cũng miệt mài làm công việc này từ nhiều năm qua.
Đức Ông Grenesche cho biết: Từ sau Công đồng Vatican II, các bản dịch phụng vụ thường chú tâm vào việc thực hiện những bản dịch thật hay, phù hợp với ngôn ngữ địa phương. Tuy nhiên, vì quá chú tâm đến khía cạnh phù hợp với ngôn ngữ địa phương, nên nhiều bản dịch không trung thành đủ với nguyên bản tiếng La Tinh, nhất là đối với những văn bản quan trọng của các giáo phụ hoặc những định thức thần học truyền thống. Vì thế, Đức Ông nói: “Sau 40 năm, ngày nay chúng ta cần nhấn mạnh khía cạnh vốn bị lãng quên này, kể cả khi phải chấp nhận mất đi một vài nét đẹp văn chương hay tính hiện đại của ngôn ngữ địa phương. Phải biết rằng trong xã hội ngày nay, người ta không còn biết tiếng La Tinh nữa, vì thế phải nỗ lực hơn nữa để giữ sự trung tín với nguyên bản”.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô