Chúng ta có nên khuyến khích con cái chúng ta tin vào Ông Già Noel ?
Vào thời điểm này trong năm, Ông Già Noel có mặt ở khắp nơi. Chúng ta có nên để trẻ em tin rằng ngài thực sự hiện hữu hay không ?
Chúng ta biết rất rõ Giáng sinh không phải là chuyện về Ông Già Noel. Nhưng nhân vật đáng yêu đó có thể có chút vấn đề khi bắt đầu che khuất thực tại mầu nhiệm Giáng sinh. Vì vậy, cha mẹ Kitô giáo có thể tự hỏi trong trường hợp này mình phải làm gì ? Ông Già Noel nên đóng vai trò nào trong gia đình chúng ta ?
Nói dối có ổn không ?
Có sự khác biệt lớn giữa việc chơi cùng và để trẻ tin vào một huyền thoại với việc tiếp tục nói dối khi đứa trẻ bắt đầu có những nghi ngờ. Nói cách khác, việc một đứa trẻ bịa ra những câu chuyện về Ông Già Noel (hay về một người bạn tưởng tượng hoặc bất cứ điều gì tương tự) và việc em thích thú kể những chuyện đó cho cha mẹ nghe như thể là thật, tất cả đều hay và đều tốt. Nhưng khi một đứa trẻ đặt câu hỏi trực tiếp vì muốn biết sự thật, em xứng đáng nhận được một câu trả lời nghiêm túc. Nếu không, ngày em biết được sự thật, cũng là ngày em biết rằng cha mẹ đã nói dối em.
Nếu chúng ta cứ cố duy trì sự hiện hữu của Ông Già Noel được tạo dựng dựa trên những lời nói dối không cùng, thì ngày đứa trẻ biết được sự thật cũng là lúc em có nguy cơ chối bỏ mọi thứ khác: chối bỏ cả Trẻ thơ trong máng cỏ và Tin mừng mà Ngài mang đến. Nếu chúng ta nói về Ông Già Noel và Đức Giêsu với cùng một mức độ xác tín, thế thì lẽ nào một đứa trẻ mất niềm tin vào người này lại không mất niềm tin vào người kia ?
Hãy nhớ ý nghĩa thực sự của lễ Giáng sinh
Ông Già Noel có thể dịu dàng và ngộ nghĩnh, nhưng ngài không được làm lu mờ hoặc giảm bớt sự thật của lễ Giáng sinh. Vì vậy, việc luôn hướng sự chú ý của trẻ em vào hang đá có tầm quan trọng hàng đầu: lễ Giáng sinh diễn ra ngay tại đó. Tất cả những gì chúng ta trải nghiệm vào dịp lễ Giáng sinh, kể cả quà tặng, chỉ có ý nghĩa nhờ hang đá đó. Chính việc Thiên Chúa làm người và kêu gọi chúng ta yêu thương là lý do chính yếu giải thích tại sao chúng ta lại tặng quà cho nhau. Chúng ta phải lặp đi lặp lại điều này nhiều lần với con cái mình.
Liên quan đến tầm quan trọng của những giấc mơ về Ông Già Noel của con cái chúng ta, thì có một sự thật là nhiều đứa trẻ dù có cha mẹ luôn phủ nhận sự tồn tại của Ông Già Noel, nhưng chúng vẫn chơi cùng và nói về Ông Già Noel như thể ngài có thật. Tham gia vào việc giả bộ của chúng thì cũng tốt, nhưng với điều kiện duy nhất là chúng ta cần thận trọng không bao giờ nói về Ông Già Noel và Chúa Giêsu với tầm quan trọng như nhau. Tin Mừng không phải là chuyện cổ tích, cũng không phải là “chuyện giả bộ”. Câu chuyện có thật về tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta thì dứt khoát đẹp hơn mọi chuyện cổ tích trên thế gian này.
Christine Ponsard, aleteia.org
bài liên quan mới nhất
- Ngày 25 Tháng 12 – Đại lễ Giáng sinh
-
Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024