Các nữ tu nuôi dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số suy dinh dưỡng
Trẻ em con của các gia đình dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thoát khỏi suy dinh dưỡng và bị bỏ rơi nhờ sự giúp đỡ của các nữ tu.
Hai năm trước đây, chị Elizabeth K’than phải địu con gái nhỏ lên rẫy cà phê, cấy lúa hoặc hái rau dại ở rừng vì để con ở nhà không có ai chăm nom.
Người phụ nữ 31 tuổi cho biết con chị còi cọc và thường đau bệnh vì bị nhiễm nắng mưa. “Con tôi bệnh tật cũng vì thức ăn không có thịt cá, nhà tôi chỉ có cơm và rau dại nên không có chất dinh dưỡng cho con” – chị giải thích.
Chị K’than cho biết cô con gái 17 tháng tuổi lúc đó chỉ nặng bảy ký lô.
“Sau hai năm được các sơ chăm sóc, nay cháu đã tăng được gần 10kilogam rồi” – chị K’Than khoe. “Giờ con tôi không còn đau bệnh như trước và nó rất ngoan. Về nhà nó múa hát, đọc thơ cho vợ chồng tôi nghe. Nó còn biết tự làm dấu trước mỗi bữa ăn”.
Chị Than nói thêm chị an tâm khi gửi con ở nhà các sơ. Mỗi ngày chị gửi con từ lúc 7h sáng và đón con lúc 4g30 chiều sau khi em bé đã được các nữ tu tắm rửa sạch sẽ.
Con chị K’Than là một trong 25 trẻ em người dân tộc thiểu số bị suy dinh dưỡng tuổi từ 1-3 đang được các nữ tu của tu hội Nữ tỳ Chúa Thánh Thần chăm sóc tại cộng đoàn ở xã Tà Nung, ngoại ô thành phố Đà Lạt.
Các em là con của các gia đình người K’hor nghèo và đông con.
Nữ tu Anna Nguyễn Thị Khoe, phụ trách cộng đoàn, cho biết trẻ em được vui chơi, uống sữa và ăn cơm nước đầy đủ và miễn phí. Mỗi em có chi phí 15.000 đồng mỗi ngày.
Theo sơ Khoe, 57 tuổi, các chị bắt đầu nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng cách đây 14 năm. Lúc đầu các chị phải vào tận nhà đón các em vào ban sáng và chiều chở các em về vì cha mẹ các em bận làm việc ngoài đồng.
Các nữ tu còn giúp đỡ 25 trẻ em dân tộc mồ côi khác có chốn nương thân và ăn học tại tu viện.
Sơ Khoe cho biết theo phong tục của người K’Ho, khi mẹ mất, thì người cha về nhà cha mẹ ruột sinh sống và không có trách nhiệm phải nuôi con. Con cái có thể được ông bà ngoại cưu mang hoặc sống bơ vơ.
Nữ tu cho biết các em mồ côi sẽ được nuôi dưỡng tại tu viện cho đến khi học xong trung học.
“Chúng tôi làm việc với người thiểu số như là cách mang tình yêu Thiên Chúa đến cho họ, những người nghèo nhất giữa những người nghèo” – sơ nói.
Các nữ tu canh tác một mẫu cà phê để sinh sống và nuôi dưỡng các em.
Tu hội Nữ tỳ Chúa Thánh Thần được thành lập năm 1990 do cố linh mục Anrê Nguyễn Văn Thành, và được Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn phê chuẩn vào năm 2004.
26 nữ tu của hội còn chăm sóc người già neo đơn, dạy giáo lý và giúp xứ.
bài liên quan mới nhất
- Khẩu hiệu và huy hiệu Đức Giám mục Phụ tá tân cử Giuse Vũ Công Viện
-
Thông báo về Thánh lễ Truyền chức Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội -
Giờ Chầu Thánh Thể tạ ơn và cầu nguyện cho Đức cha tân cử Giu-se Vũ Công Viện -
Bổ nhiệm Giám mục Phụ tá tổng giáo phận Hà Nội -
Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh ngày 09/10/2024 -
Nghi thức Tuyên Xưng Đức Tin của Đức Giám Mục Tân Cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh - ngày 08/10/2024 -
Trực tiếp Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh ngày 09/10/2024 -
Trực tiếp Nghi thức Tuyên Xưng Đức Tin của Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh ngày 08/10/2024 -
Caritas Việt Nam: Hội Nghị Thường Niên 2024 - Ngày I -
Đức Tổng Giám mục Giu-se Vũ Văn Thiên thăm và sẻ chia cùng người dân vùng lũ
bài liên quan đọc nhiều
- Tiểu sử Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
-
Bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn - TP.HCM -
Bổ nhiệm Giám mục chính tòa các giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ -
Đoàn Việt Nam sẽ hành hương và mừng đón Đức Thánh Cha tông du Mông Cổ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng -
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia -
Thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang: Giám mục Chính tòa giáo phận Bắc Ninh -
Giáo hội Việt Nam gửi Thư đến Đức Thánh Cha Phanxicô