Thư từ của các nhà truyền giáo Pháp tại Việt Nam được đăng online giúp nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỷ XX
Trụ sở Hội Thừa sai Paris, nơi có triển lãm các hình ảnh về Giáo hội Việt Nam
THƯ TỪ CỦA CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO PHÁP TẠI VIỆT NAM ĐƯỢC ĐĂNG ONLINE GIÚP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Hồng Thuỷ - Vatican News
Vatican News (16.10.2023) – Viện Nghiên cứu Pháp-Á (IRFA) đã tạo một kho lưu trữ online tất cả thư từ trao đổi giữa Hội Thừa sai Paris và các nhà truyền giáo tại Việt Nam, để những người muốn nghiên cứu về lịch sử của Việt Nam trong thế kỷ XX đầy biến động có thể tham khảo.
Trong năm qua, Hội Thừa sai Paris đã kiểm kê, lập danh mục và hiện nay đã đăng online 400 hộp tài liệu từ Bộ sưu tập Việt Nam, với các tài liệu về các công tác truyền giáo từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1975.
Các nhà nghiên cứu quan tâm đến lịch sử Việt Nam cũng có thể tham khảo kho lưu trữ của Viện Nghiên cứu Pháp-Á, đã mở cửa cho công chúng tại phòng đọc sách của trụ sở Hội Thừa sai Paris ở đường Rue du Bac ở Paris.
Hoạt động của Hội Thừa sai Paris tại Việt Nam
Hội Thừa sai Paris đã đến Việt Nam vào thế kỷ XVII. Năm 1662, Đức cha Pierre Lambert de La Motte trở thành Đại diện Tông tòa đầu tiên của Nam Kỳ.
Cha Louis Chevreuil là nhà truyền giáo châu Âu đầu tiên đến khu vực này vào ngày 26/7/1664. Cha François Deydier đến Bắc Kỳ năm 1666.
Đến năm 1790, chỉ có bốn nhà truyền giáo của Hội Thừa sai Paris tới Bắc Kỳ. Cách mạng Pháp và việc đóng cửa chủng viện ở Paris đã chấm dứt mọi hy vọng tăng số lượng các nhà truyền giáo cho đến năm 1815.
Vào nửa sau thế kỷ 19, sau Hiệp ước Huế và việc thành lập Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1887, các nhà truyền giáo đã có thể tổ chức lại.
Vào đầu thế kỷ 20, Hội Thừa sai Paris đã chuyển giao các trách nhiệm trong giáo hội cho các giáo sĩ người Việt ở địa phương.
Đến năm 1970, không có nhà truyền giáo nào của Hội Thừa sai Paris có mặt ở miền Bắc. Đến năm 1975, tất cả các nhà truyền giáo còn lại đều bị trục xuất khỏi Việt Nam. (Asia News 13/10/2023)
Nguồn: vaticannews.va/vi
bài liên quan mới nhất

- Nhịp sống Giáo hội Việt Nam số 16 (14/4 - 17/4/2025): Thánh lễ Truyền Dầu trong Năm thánh Hy Vọng của 27 Giáo phận
-
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp mừng lễ Chúa Phục Sinh 2025 -
Nhịp sống Giáo hội Việt Nam số 15 (07/4 - 14/4/2025): Sám hối - Tha thứ để mở rộng tương quan -
Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lôc thông báo tuyển sinh -
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam số 14 (31/3 - 07/04/2025): Giáo hội Việt Nam có thêm 18 Tân Phó Tế -
Cuộc họp thường niên Ủy ban Kinh Thánh – Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 05/4/2025 -
Nhịp sống Giáo hội Việt Nam số 13 (24/3 - 31/3/2025): Bác ái - Thăm viếng - Hành hương -
Trực tuyến Nhạc hội Laudato si - Lạy Chúa, Ngợi Khen Chúa -
“Đến Với Anh Em” - Chuyến thăm của Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn tại Lào -
Nhịp sống Giáo Hội Việt Nam số 12 (17/3 – 24/3/2025): Mừng lễ Thánh Giuse và Truyền chức Phó tế và Linh mục
bài liên quan đọc nhiều

- Tiểu sử Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
-
Bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn - TP.HCM -
Bổ nhiệm Giám mục chính tòa các giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng -
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia -
Đoàn Việt Nam sẽ hành hương và mừng đón Đức Thánh Cha tông du Mông Cổ -
Thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang: Giám mục Chính tòa giáo phận Bắc Ninh -
Giáo hội Việt Nam gửi Thư đến Đức Thánh Cha Phanxicô