Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất và trong cả năm 2011 - Phần IV: Ngày thứ sáu
PHẦN IV: BẢN VĂN KINH THÁNH, SUY NIỆM VÀ LỜI NGUYỆN CHO TÁM NGÀY
NGÀY THỨ SÁU
Nhờ lời cầu nguyện, chúng ta được kiên vững để cùng nhau hành động
●Bản văn Kinh Thánh
Bài đọc I (Giôna 2, 1-9): Ơn cứu độ thuộc về Chúa!
Đáp ca (Thánh vịnh 67, 1-7): Ước gì muôn dân tạ ơn Ngài, Lạy Chúa!
Bài đọc II (1 Timôthêô 2, 1-8): Ước chi mọi người đều cầu nguyện cho nhau, cho các vua chúa và cho những người cầm quyền...
Tin mừng (Matthêô 6, 5-15): Nguyện Nước Cha trị đến, ý Cha được thể hiện....
●Suy niệm
Cùng với việc chuyên tâm lắng nghe lời giảng dạy của các Tông đồ, sống tình huynh đệ và tham dự nghi lễ bẻ bánh, một đặc tính thứ bốn của cộng đoàn Kitô hữu nguyên thuỷ tại Giêrusalem được nhắc đến là sự cầu nguyện. Ngày nay, các Kitô hữu tại Giêrusalem cũng như ở bất cứ nơi nào đều kinh nghiệm rõ ràng rằng sức mạnh cần thiết cho mỗi tín hữu ở ngay chính trong lời cầu nguyện. Từ những chứng từ cụ thể của mình, các Kitô hữu tại Giêrusalem hôm nay mời gọi chúng ta hãy nhận thức rõ hơn tình trạng bất công và bất bình đẳng ngay trong chính môi trường cụ thể. Giữa tất cả những hoàn cảnh đó, chính lời cầu nguyện sẽ giúp cho các Kitô hữu sức mạnh để cùng thực thi sứ mạng chung.
Đối với ngôn sứ Giôna, lời cầu nguyện tha thiết đã giúp ông thoát khỏi bụng cá một cách kỳ diệu. Lời cầu nguyện của ông rất chân thành, xuất phát từ lòng sám hối vì đã trốn tránh không muốn làm theo ý Chúa; ông đã quay lưng lại với sứ mạng ngôn sứ và cuối cùng bị thảy vào một nơi không còn hy vọng. Chính tại nơi đây, Thiên Chúa đã nhận lời cầu nguyện của ông. Ngài đã cứu thoát ông để ông tiếp tục sứ mạng.
Tác giả Thánh vịnh mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện để tôn nhan Chúa ngời sáng trên chúng ta – không chỉ nhằm những ích lợi của chúng ta, nhưng còn để cho luật pháp của Ngài “được muôn dân nhận biết”.
Giáo hội tông truyền khẳng định với chúng ta rằng lời cầu nguyện đem lại cho chúng ta sức mạnh và khả năng cần thiết, nhờ đó chúng ta có thể thực thi sứ mạng truyền giáo và ngôn sứ cho thế giới hôm nay. Thánh Phaolô khuyên nhủ môn sinh của mình là Timôthê hãy cầu nguyện cho những người giữ trọng trách trên toàn thế giới để chúng ta được sống trong an bình và hạnh phúc. Chúng ta cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các cộng đoàn xã hội cũng như các quốc gia. Chúng ta cũng cầu nguyện cho sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại trong Thiên Chúa. Như thế, lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong Đức Kitô sẽ trải dài và lan rộng trên toàn thế giới.
Sự cần thiết của lời cầu nguyện ăn rễ sâu trong lời giảng dạy của Chúa cho các môn đệ. Qua bài đọc Tin mừng Thánh Mátthêô, chúng ta thấy lời cầu nguyện như một sức mạnh vô hình, không nhằm phô trương những hoạt động bên ngoài, nhưng là sự khiêm tốn đặt mình trước nhan Chúa. Lời giảng dạy của Đức Giêsu gồm tóm trong kinh Lạy Cha. Khi cùng nhau đọc kinh này, chúng ta cùng tạo thành một dân tộc hiệp nhất đang tìm thánh ý Chúa Cha và cùng kiến tạo vương quốc của Ngài trên trần gian, và như thế, chúng ta được mời gọi sống ơn hòa giải và sự tha thứ.
●Lời nguyện
Lạy Chúa là Cha chúng con, chúng con vui mừng vì mọi nơi mọi thời, trong mọi nền văn hóa, luôn có nhiều người hướng về Chúa trong lời cầu nguyện. Chúng con cảm tạ Chúa về gương sáng và lời giảng dạy của Đức Giêsu Kitô Con Chúa, Đấng đã dạy chúng con luôn kiên trì trong lời cầu nguyện để Nước Chúa ngự đến. Xin dạy chúng con biết cầu nguyện sốt sắng hơn trong những cuộc qui tụ các Kitô hữu, để chúng con luôn ý thức rằng Chúa đang hướng dẫn và nâng đỡ chúng con khi vui cũng như khi buồn, trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Trực tiếp Thánh lễ An táng Đức cố Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể lúc 08G00 Ngày 20/12/2024
-
Hành trình cuộc đời và con đường sứ mạng của Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể -
Toà Tổng Giám mục Huế kính báo: Đức cha Têphanô Nguyễn Như Thể đã an nghỉ trong Chúa -
Hội đồng Giám mục Việt Nam dựng bia ghi ơn Hội Thừa sai Paris -
Thánh lễ truyền chức Giám Mục cho Đức Cha Tân Cử Giuse Vũ Công Viện Ngày 28/11/2024 -
Trực tiếp Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Giuse Vũ Công Viện ngày 28/11/2024 -
Nghi thức Tuyên xưng Đức tin của Đức Giám mục tân cử Giuse Vũ Công Viện -
Kỳ họp Thường niên Ủy ban Công lý - Hòa bình 2024: Trái đất và môi sinh -
Khai mạc Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh miền Bắc lần thứ XX -
Khẩu hiệu và huy hiệu Đức Giám mục Phụ tá tân cử Giuse Vũ Công Viện
bài liên quan đọc nhiều
- Tiểu sử Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
-
Bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn - TP.HCM -
Bổ nhiệm Giám mục chính tòa các giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng -
Đoàn Việt Nam sẽ hành hương và mừng đón Đức Thánh Cha tông du Mông Cổ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia -
Thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang: Giám mục Chính tòa giáo phận Bắc Ninh -
Giáo hội Việt Nam gửi Thư đến Đức Thánh Cha Phanxicô