Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Vatican: Những vấn đề đang được quan tâm
WHĐ (11.12.2009) – Hôm nay, 11-12-2009, tại Vatican, sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Vatican – Việt Nam được báo chí khắp nơi trên thế giới quan tâm theo dõi.
WHĐ giới thiệu bài viết sau đây của nhà báo John Ruwitch của hãng tin Reuters. Dưới hình thức Hỏi – Đáp (Q-A), bài viết của John Ruwitch giúp độc giả có một cái nhìn tổng quát về mối quan hệ Việt Nam – Vatican.
*****
HÀ NỘI (Reuters) – Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết sẽ gặp Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI vào tuần này, trong khuôn khổ chuyến thăm nước Ý để thảo luận về việc cải thiện quan hệ. Vatican và quốc gia Đông Nam Á theo chế độ Cộng sản này không có quan hệ ngoại giao.
Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam vào năm tới. Dưới đây là một số câu hỏi và câu trả lời về các mối quan hệ Việt Nam-Vatican.
Giáo hội Công giáo có tầm quan trọng như thế nào tại Việt Nam?
Công giáo đã có mặt tại Việt Nam từ nhiều thế kỷ. Dân số Việt Nam hiện là 86 triệu người, chủ yếu là Phật giáo, trong đó khoảng bảy phần trăm là Công giáo, thành một trong những cộng đồng Công giáo lớn nhất ở châu Á.
Không giống như ở Trung Quốc, nơi mà nhà nước can thiệp vào nội bộ các tôn giáo thông qua Giáo hội “yêu nước” do Đảng Cộng sản làm hậu thuẫn, còn tại Việt Nam nhà nước không can thiệp trực tiếp và người Công giáo luôn giữ sự trung thành với Vatican.
Giáo hội Công giáo là một tổ chức lớn nhất tại Việt Nam, ngoài Đảng Cộng sản – là tổ chức theo dõi sát sao tình hình tôn giáo và các hoạt động của các tín đồ khi được coi là dấu hiệu dính dáng đến chính trị.
Cuộc gặp Đức Giáo hoàng của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết diễn ra trong bối cảnh nào?
Năm ngoái, hàng giáo sĩ Công Giáo hướng dẫn tín hữu canh thức cầu nguyện và biểu tình trên một số phần đất ở Hà Nội và tại các nơi khác. Giáo Hội cho rằng mấy chục năm về trước chính phủ đã tịch thu các phần đất này không đúng. Chính quyền đã bắt giữ tám người vì cho rằng họ có vai trò trong cuộc biểu tình nhưng phiên tòa sau đó đã ra bản án tương đối nhẹ.
Gần đây, người Công giáo tại Tam Tòa, ở phía nam của Hà Nội, đã cố gắng dựng một nhà thờ tạm trên phần đất của ngôi thánh đường cũ đã bị máy bay chiến đấu Mỹ ném bom và đã được quy hoạch thành di tích chiến tranh. Họ bị công an ngăn chặn, một số người bị bắt giữ và các nguồn tin Công giáo nói rằng một số đã bị thương trong cuộc xô xát.
Cuộc biểu tình lớn xảy ra sau đó, đánh dấu một thách thức chưa từng thấy cho chính quyền và có thể tạo ra sức ép đối với Đảng Cộng sản đang trong tiến trình đàm phán với Vatican - hoặc ít nhất cũng là dấu chỉ việc đó đang được tiến hành. Một số nhà phân tích suy đoán rằng chính phủ đã yêu cầu Vatican giúp ngăn chặn các cuộc biểu tình.
Vì sao Hà Nội và Tòa Thánh chưa thiết lập quan hệ ngoại giao?
Việt Nam là một trong những số ít các quốc gia trên thế giới không có quan hệ với Vatican. Ở châu Á, những người khác cũng giống Việt Nam là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào, Malaysia và Myanmar.
Khi các lực lượng của Cộng sản Việt Nam lật đổ Pháp và đất nước bị chia cắt bởi Hiệp định Genève năm 1954, hàng trăm ngàn người Công giáo chạy trốn về phía nam. Năm năm sau, Vatican bãi bỏ văn phòng tại Hà Nội và chuyển đến Sài Gòn, thuộc Việt Nam Cộng hòa, tức miền Nam Việt Nam, nơi có một đại sứ ở Hoa Kỳ, cho đến khi chính phủ ở đây sụp đổ vào năm 1975.
Những gợi ý cho quá trình tan băng trong quan hệ với Hà Nội bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1980, nhưng mọi việc lại chuyển động với tốc độ của tảng băng vì chính phủ Cộng sản cảnh giác với các tổ chức đối lập và với tôn giáo nói chung, dù ở mức độ thấp hơn.
Vatican và chính phủ Việt Nam đã có hơn một chục vòng đàm phán trong những năm qua và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Đức Giáo Hoàng vào đầu năm 2007.
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao đem lại ý nghĩa gì cho cả đôi bên?
Vì nhiều lý do, Vatican quan tâm đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao hơn là chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, trước các cuộc biểu tình và sự lên tiếng của cộng đồng Công giáo người Việt ở nước ngoài, các nhà lãnh đạo cộng sản cao cấp có lẽ đã cân nhắc cái giá phải trả và những lợi ích thu được khi bớt gây căng thẳng với Vatican.
Quả thật, nếu Vatican đã làm dịu bớt tình hình giữa lúc diễn ra các cuộc biểu tình hồi năm ngoái, thì Đảng có thể thấy sự tăng cường các quan hệ như là một phương thế hữu hiệu trong việc kiểm soát giới Công giáo trong nước.
Nhìn từ phía Vatican, việc thiết lập quan hệ chính thức với Việt Nam có thể nhắc nhở các quốc gia khác cải thiện những mối quan hệ song phương.
Nguồn: http://in.reuters.com/article/worldNews/idINIndia-44553020091208?pageNumber=1&virtualBrandChannel=0
bài liên quan mới nhất
- Khẩu hiệu và huy hiệu Đức Giám mục Phụ tá tân cử Giuse Vũ Công Viện
-
Thông báo về Thánh lễ Truyền chức Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội -
Giờ Chầu Thánh Thể tạ ơn và cầu nguyện cho Đức cha tân cử Giu-se Vũ Công Viện -
Bổ nhiệm Giám mục Phụ tá tổng giáo phận Hà Nội -
Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh ngày 09/10/2024 -
Nghi thức Tuyên Xưng Đức Tin của Đức Giám Mục Tân Cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh - ngày 08/10/2024 -
Trực tiếp Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức cha tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh ngày 09/10/2024 -
Trực tiếp Nghi thức Tuyên Xưng Đức Tin của Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh ngày 08/10/2024 -
Caritas Việt Nam: Hội Nghị Thường Niên 2024 - Ngày I -
Đức Tổng Giám mục Giu-se Vũ Văn Thiên thăm và sẻ chia cùng người dân vùng lũ
bài liên quan đọc nhiều
- Tiểu sử Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
-
Bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn - TP.HCM -
Bổ nhiệm Giám mục chính tòa các giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ -
Đoàn Việt Nam sẽ hành hương và mừng đón Đức Thánh Cha tông du Mông Cổ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng -
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia -
Thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang: Giám mục Chính tòa giáo phận Bắc Ninh -
Giáo hội Việt Nam gửi Thư đến Đức Thánh Cha Phanxicô