Phúc Âm hóa Đời Sống
WGPSG/TMCN -- “Cần đưa ánh sáng Tin Mừng vào trong đời sống xã hội, bao gồm các lãnh vực, các tổ chức: văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị… nhằm biến các tổ chức đó không phải thành cơ quan thống trị, song thành những bộ phận yêu thương và phục vụ cho sự sống con người…”
Bằng những lời ngắn gọn, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn giải thích thế nào là Tân Phúc âm hóa đời sống xã hội, và ngài đã đưa những nỗ lực này vào một tổng thể Phúc Âm hóa Đời sống như sau:
Giáo hội kêu gọi các tín hữu hãy Phúc Âm Hóa đời sống con người. Phúc Âm Hóa đời sống con người nghĩa là gì? Thưa:
1. Phúc Âm Hóa nghĩa là đưa ánh sáng Tin Mừng, là ánh sáng chân lý, ánh sáng yêu thương và ánh sáng bình an, vào trong đời sống con người.
2. Đời sống con người bao gồm ba bổn phận làm người: Bổn phận tu thân, bổn phận tề gia, bổn phận trị quốc.
3. Phúc Âm hóa việc tu thân nghĩa là đưa ánh sáng Tin Mừng là ánh sáng chân lý yêu thương và bình an vào trong việc tu thân luyên đức, việc rèn luyện nhân cách, vào trong tư duy, trong con tim, trong hành động, trong nếp sống.
4. Phúc Âm hóa việc tề gia nghĩa là đưa ánh sáng Tin Mừng, là ánh sáng chân lý yêu thương và bình an vào trong các sinh hoạt của gia đình, vào trong tương quan vợ chồng cha mẹ con cái anh chị em, giúp cho mỗi người và mọi người ngày càng trưởng thành, vượt qua tính ích kỷ, sống vị tha.
5. Phúc Âm hóa việc trị quốc nghĩa là đưa ánh sáng Tin Mừng, là ánh sáng chân lý yêu thương và bình an, vào trong đời sống xã hội. Đời sống xã hội bao gồm các lãnh vực, các tổ chức: văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị… Cần đưa ánh sáng Tin Mừng vào trong các tổ chức đó nhằm biến các tổ chức đó không phải thành cơ quan thống trị, song thành những bộ phận yêu thương và phục vụ cho sự sống con người, mang lại sự trung thực, sự thân thiện, sự liên kết, sự hợp tác phục vụ cho đời sống nhân loại, giúp cho cái đầu, con tim, hai bàn tay cùng nếp sống của mỗi người được mở ra và phát triển xứng hợp với phẩm giá làm người trong trời đất, trong thiên hạ, trong thế giới hôm nay.
bài liên quan mới nhất
- Thư của Đức Thánh cha Phanxicô nhân kỷ niệm 100 năm Tông thư Maximum Illud về hoạt động truyền giáo trên thế giới
-
Lời giới thiệu sách: Ý nghĩa và lịch sử của hành hương -
Thư gửi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024 -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 11/2024: Giáo hội trong thế giới hiện đại -
Một Hội thánh cùng đi với Chúa loan báo Tin Mừng -
Từ Sấm truyền đến Thánh kinh – Ngót 400 năm Tin mừng được loan báo trên đất Việt -
Ad Extra, làm thế nào biết tin tức và suy tư về sứ mạng ở Châu Á một cách sâu xa hơn -
Kết nối với Gen Z: 4 chiến lược cho Giáo hội Công giáo -
Để đức tin thấm vào văn hóa -
Ủy ban Giáo dân - Biên bản chương trình thường huấn “Các đoàn thể tông đồ trong Giáo hội hiệp hành”
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Thánh Cha nhắc lại lời mời cầu nguyện cho Thượng Hội đồng
-
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng -
Suy tư về Ngày Thế giới Người nghèo năm 2023 -
Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Kitô hữu năm 2024 -
Truyền giáo Việt Nam hiện nay: Ánh sáng và bóng tối -
Giáo dân truyền giáo -
Canh tân hoạt động loan báo Tin Mừng tại Việt Nam ngày nay -
Lời Chúa sống động nơi một cuộc đời cụ thể -
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025 -
Cha Alexandre de Rhodes: Một gương mặt truyền giáo