Nỗi buồn chia ly hay “cặp đôi hoàn hảo”
TGPSG - “Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không biết đón nhận sao?” ( Gióp 2,10)
Trong những ngày vừa qua ở Giáo phận Xuân Lộc có một gia đình có đại tang. Chưa đầy 1 tháng, ông bà cố trong gia đình có hai linh mục về với Chúa. Khi nhận được tin buồn ông cố mất, tôi đã cảm thấy quá bất ngờ, vì ông cố trước đây vẫn khỏe, đi lại sinh hoạt bình thường, chỉ là bệnh của người già ở tuổi cao 87. Nhưng những ngày vừa qua, nghe tin bà cố đau nằm viện đang thở oxy. Và rồi bà cố ra đi chỉ cách ông cố khoảng 3 tuần lễ. Nhận được tin buồn đó, thật sự chẳng biết dùng lời lẽ nào, và phải chia sẻ làm sao với gia đình và người thân của ông bà cố. Chỉ dành một lời cầu nguyện trong ngày để nhớ đến ông bà cố. Xin Chúa thương an ủi gia đình trong tình cảnh thật khó khăn đau thương. Một nỗi đau quá lớn. Nỗi đau mất hai người thân yêu nhất của gia đình, cha mẹ lần lượt ra đi, dân gian mình gọi là “trùng tang”, Tuy nhiên đây cũng là nỗi đau của kiếp nhân sinh, ai cũng từng trải qua, nhưng nhiều khi, nỗi đau đó có thể làm cho nhiều người ở trong tâm trạng chán nản, buông xuôi tất cả, chẳng muốn làm việc gì nữa.
Cha C. người con của ông bà cố, chỗ rất thân thiết với tôi. Tôi nghĩ, không dám gọi là “an ủi, động viên” cha. Vì nhiều lần tôi có chuyện buồn, ngài luôn điện thoại chia sẻ, nên tôi cũng không biết nói gì với ngài. Nhớ lại những lời cha hay nói với tôi: Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Thêxalônica nhắc nhở. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh.” (1Tx 5.18). Ông Gióp khi gặp biết bao đau khổ mất mát đã nói với vợ: “Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không biết đón nhận sao?” ( Gióp 2.10) “
Quả thật, khi ông bà cố ra đi, trên mạng xã hội con cháu đăng những video clip và hình ảnh kể về câu chuyện tình của ông bà là một “cặp đôi hoàn hảo". Ông bà cố luôn có nhau trong hành trình cả đời, chăm lo cho nhau từng bữa ăn, giấc ngủ, từng ly sữa, viên thuốc, ông canh giờ cho bà uống thuốc ban đêm, luôn giúp đỡ nhau, mỗi người đều thấy có bổn phận phải lo cho người bạn đời của mình. Dường như với tình yêu của ông bà, cái chết cũng không thể làm hai người chia lìa nhau. Ông ra đi trước như để dọn chỗ, để chuẩn bị cho bà đi sau. Luôn có nhau ngay ở cuộc đời này và có thể cả đời sau.
Tình yêu như thế quả là trọn vẹn và hoàn hảo. Nỗi buồn mất mát chia ly của gia đình, khi nhìn lại hình ảnh hai ông bà chở nhau mỗi sáng đi dự lễ. Giờ đây, chắc ai cũng cảm thấy ấm áp và yên lòng. Ông bà hạnh phúc quá. Ông bà luôn đi “có đôi”. Gia đình, con cháu, họ hàng, hàng xóm, ai cũng ngưỡng mộ. Ông bà đã giao ước với nhau trong Bí tích Hôn Phối và giữ mãi trong mối tình chung thủy sắt son, đi qua hành trình mấy chục năm trời. Giờ đây ông bà lại cùng đi với nhau đến trình diện Chúa, sau khi đã chu toàn bổn phận của mình. Còn hạnh phúc nào hơn.
Câu chuyện buồn khi người thân ra đi. Nhưng là câu chuyện đẹp, hoàn hảo và hơn nữa lại là bài học cho chúng con là người trẻ hôm nay. Trong cuộc sống gia đình, chúng ta dễ dàng chia tay nhau, chúng ta không chăm chút cho nhau, ai cũng chỉ lo cho bản thân, và tình yêu gia đình dễ dàng tan vỡ.
Phải chăng đây là “cặp đôi hoàn hảo” ông bà cố. Sự “hoàn hảo” không phải là giống nhau trong tính cách, suy nghĩ, hình dáng, nhưng là “hoàn hảo” trong tình yêu, trong sự hợp ý nhau, bỏ qua “cái tôi” của mình để lo cho người bạn đời, sống cho nhau và vì nhau đến quên chính mình. Vì thế, hạnh phúc gia đình của ông bà vẫn đong đầy và luôn có nhau trong hành trình đời sống.
Để kết bài, xin ghi lại đây đoạn viết trên FB của người cháu ông bà cố: “Ông bà tuy già nhưng vẫn luôn xưng hô anh em với nhau ngọt sớt. Thậm chí sau khi ông mất bà mới thổ lộ sáng nào pha sữa cho bà xong để lên đầu giường cũng hôn trán bà một cái rồi kêu:”Em dậy uống sữa đi”.
Lạy Chúa, xin cho mỗi thành viên gia đình chúng con, vợ chồng con cái, anh chị em, luôn biết lo cho nhau, cùng đi với nhau dù sóng gió, khổ đau, vẫn một lòng trung thành với nhau. Xin nâng đỡ đức tin chúng con trước những đau khổ, thử thách của kiếp nhân sinh. Amen.
Chú thích
Ông bà cố thuộc Giáo xứ Đức Long, Giáo phận Xuân Lộc. Ông cố Đaminh Trần Duy Hiền, qua đời ngày 27-08-2022. Bà cố Maria Vũ Thị Dịu, qua đời ngày 12-09-2022.
Martinô Lê Hoàng Vũ (TGPSG)
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024