Người giữ lửa truyền giáo
WGPSG -- Truyền giáo là bản chất cũng là nhiệm vụ của Giáo hội. Từ thời sơ khai, Chúa Giêsu mời gọi hay nói cách khác là ra lệnh truyền cho các môn đệ. Ngày xưa và ngày nay vẫn thế, hơn bao giờ hết lời mời gọi ấy vẫn còn mới và vẫn là thao thức của những người môn đệ của Thầy Chí Thánh.
Lần nọ, có cơ may ở gần bên một Đức cha sống ở giáo phận đặc biệt kia có nhiều giáo xứ, giáo điểm truyền giáo. Gần như cả ngày hôm ấy, tôi phần nào hiểu thêm lòng của Đức cha, đặc biệt về sứ mạng truyền giáo. Khó có thể hình dung được ở cái tuổi gần nghỉ hưu nhưng ngọn lửa truyền giáo vẫn cháy bừng trong Đức cha.
Không chỉ nói nhưng Đức cha đã sống, đã thực thi sứ mạng truyền giáo của mình mọi lúc mọi nơi có thể được. Chắc không cần phải đánh bóng tên tuổi hay cũng chẳng cần xông hương chúc tụng, khá nhiều người biết được lòng hăng say nhiệt thành của ngài trong sứ mạng mục tử, cách riêng cho những anh chị em lương dân nghèo, và đặc biệt, anh chị em dân tộc thiểu số.
Những đại lễ, những dịp đặc biệt trong năm Phụng vụ, người ta ít thấy Đức cha hiện diện ở Tòa Giám mục hay các nhà thờ lớn mà Đức cha lại hiện diện ở những vùng nghèo, những vùng có sự hiện diện của anh chị em dân tộc thiểu số. Cách đây vài năm, mừng Đại lễ Giáng sinh, Đức cha đã vào làng dân tộc, cùng ăn, cùng ở và cùng sống với họ.
Trong lần gặp gỡ ấy, Đức cha bộc bạch cho chúng tôi về suy nghĩ cũng như ý định của Đức cha.
Chuyện là đi về Sài Gòn có việc, Đức cha được đi ngang nhiều cao ốc đã xây xong và những cao ốc đang dần dần hoàn thiện và Đức cha nghĩ ngay đến việc truyền giáo.
Đức cha nói: "Ai cho tớ mượn tiền hay giúp tớ thì càng tốt. Tớ nghĩ như thế này, trong các cao ốc đó, tớ mua 3 căn hộ và nối liền lại với nhau, nếu như ở tầng trệt càng tốt. 3 căn hộ đó gộp lại và tớ nhờ các sơ mở lớp dạy trẻ cho những hộ dân ở chung cư đó từ thứ Hai đến thứ Sáu. Thứ Bảy và Chúa nhật thì nơi đó biến thành nơi dạy giáo lý và có thể dâng Lễ ở đó. Không phân biệt lương giáo trong chung cư hay tòa nhà đó, họ gửi con cho mình, mình giúp họ giáo dục con cái, giúp học Giáo lý và sinh hoạt Phụng vụ luôn thì hay lắm..."
Đức cha đang say sưa với thao thức của mình thì đến giờ đi vì có hẹn.
Trước đó, trên xe về nghỉ trưa, Đức cha cũng đã nói thao thức này rồi.
Lòng người đam mê sứ vụ Truyền giáo là như thế đó.
Tiếp với tâm tình của Đức cha, ngày hôm ấy, tôi cũng thưa với Đức cha suy nghĩ nhỏ bé của tôi: "Thưa Đức cha, khi đi ngang các khu công nghiệp như Nhơn Trạch, Sóng Thần, Linh Trung, Tây Bắc Củ Chi, Amata, Tân Thuận... hay vùng Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh đang dần dần phát triển, con thấy thèm có những lô đất nho nhỏ thôi vì không dám mơ ước lớn vì đất dạo này quá đắt. Có những lô đất nhỏ đủ để làm cái nhà tiền chế để có thể quy tụ anh chị em di dân hằng tuần có thể về đó dự Lễ, học giáo lý hay sinh hoạt chung với nhau thì tốt lắm".
Tâm tình này không phải gặp Đức cha tôi mới nói nhưng tôi cũng đã chia sẻ với một số người có dịp chia sẻ.
Đi ngang nhiều khu công nghiệp có cả ngàn cả vạn công nhân đang tạm cư để tìm kế sinh nhai thấy thương lắm. Vì hoàn cảnh, anh chị em di dân đã vào đây để sinh sống. Những vùng ấy hiếm có nhà thờ gần nơi họ ở nên cũng khó lòng giữ đạo. Đi làm về quá mệt cũng như không có phương tiện đi lại thì việc đến nhà thờ quả thật cũng là một thách đố lớn.
Chia tay với Đức cha nhưng thao thức và lòng của Đức cha về sứ mạng Truyền giáo vẫn còn đó. Thao thức về những căn hộ biến thành nơi giáo dục con người về tri thức cũng như sống đạo và giữ đạo là một thao thức hết sức thực tế. Để trở thành hiện thực, cần có nhiều người rộng lòng chia sẻ.
Chẳng có tài mà cũng chẳng có sức, thôi thì thêm lời cầu nguyện để cho những tâm hồn cháy bừng lửa Truyền giáo như Đức cha kia ở vùng cao được cháy bừng lên.
Và, cũng ước mong ai đó có tấm lòng rộng mở để cùng chung tay góp công góp của hay lời cầu nguyện để cho thao thức của Đức cha được thành hiện thực hầu Nước Cha ngày càng lan rộng, đặc biệt trên quê hương đất nước hình chữ S thân yêu này.
bài liên quan mới nhất
- Thư của Đức Thánh cha Phanxicô nhân kỷ niệm 100 năm Tông thư Maximum Illud về hoạt động truyền giáo trên thế giới
-
Lời giới thiệu sách: Ý nghĩa và lịch sử của hành hương -
Thư gửi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024 -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 11/2024: Giáo hội trong thế giới hiện đại -
Một Hội thánh cùng đi với Chúa loan báo Tin Mừng -
Từ Sấm truyền đến Thánh kinh – Ngót 400 năm Tin mừng được loan báo trên đất Việt -
Ad Extra, làm thế nào biết tin tức và suy tư về sứ mạng ở Châu Á một cách sâu xa hơn -
Kết nối với Gen Z: 4 chiến lược cho Giáo hội Công giáo -
Để đức tin thấm vào văn hóa -
Ủy ban Giáo dân - Biên bản chương trình thường huấn “Các đoàn thể tông đồ trong Giáo hội hiệp hành”
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Thánh Cha nhắc lại lời mời cầu nguyện cho Thượng Hội đồng
-
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng -
Suy tư về Ngày Thế giới Người nghèo năm 2023 -
Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Kitô hữu năm 2024 -
Truyền giáo Việt Nam hiện nay: Ánh sáng và bóng tối -
Giáo dân truyền giáo -
Canh tân hoạt động loan báo Tin Mừng tại Việt Nam ngày nay -
Lời Chúa sống động nơi một cuộc đời cụ thể -
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025 -
Cha Alexandre de Rhodes: Một gương mặt truyền giáo