Linh mục, tu sĩ và chủng sinh Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng tĩnh tâm
LẠNG SƠN - Ngày 07/8/2018, các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và ứng sinh của Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng đã quy tụ về Toà Giám mục để tham dự kỳ tĩnh tâm tháng 8.
Trong bài giảng tĩnh tâm, Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri đã chia sẻ những suy tư của ngài qua câu châm ngôn nổi tiếng của cha Thánh Đaminh: “Nói với Chúa, nói về Chúa”. Nói với Chúa chính là sống cầu nguyện và liên kết mật thiết với Chúa. Nói về Chúa chính là loan báo Tin Mừng cho mọi người.
Nói với Chúa
Đức cha chia sẻ sáu yếu tố quan trọng để “nói với Chúa”. Trước hết là xác tín sự hiện diện của Chúa trong vũ trụ này và trong chính đời sống chúng ta, xác tín ơn Chúa tràn ngập qua sự gặp gỡ huyền nhiệm với Chúa của chúng ta. Cầu nguyện mọi nơi mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Khi cầu nguyện ta cần có sự khiêm tốn và ý thức Chúa hiểu thấu mọi tâm tư của chúng ta. Cầu nguyện cần bền bỉ và liên lỉ. Cầu nguyện không vụ lợi, không chỉ là một việc xin ơn đơn thuần nhưng cần có niềm tin và lòng cậy trông tín thác vào Chúa, xin cho Danh Chúa cả sáng để góp phần làm cho nhiều người biết Chúa. Khi cầu nguyện ta cần ý thức rằng Chúa không im lặng nhưng Người luôn hiện diện và có khi thử thách tôi luyện những người mà Người yêu thương.
Vị chủ chăn giáo phận nhấn mạnh: “Thánh Đaminh là mẫu mực cho chúng ta về đời sống cầu nguyện. Ngài đã kết hiệp mật thiết với Chúa như một người bạn tâm giao”.
Nói về Chúa
Theo Đức cha Giuse, chúng ta phải thường xuyên nói về Chúa trong chính đời sống hằng ngày, không chỉ cho những người ngoại đạo nhưng còn cho chính những anh chị em xung quanh sống với chúng ta hằng ngày.
Trong đời sống cộng đoàn tu trì, mỗi người phải nói về Chúa trước hết bằng chính đời sống của mình để giúp nhau nhận ra Chúa hiện diện trong chính mỗi phút giây cuộc sống thường nhật. Chúng ta phải yêu mến nhau bằng chính sự thể hiện mình có Chúa trong cuộc sống, nhờ đó giúp cho anh chị em của mình thêm xác tín sự hiện diện của Chúa trong hành trình sứ vụ.
Khi nói về Chúa, ta phải như người thông dịch viên của Chúa một cách trung thành và giản dị.
Khi nói về Chúa, ta phải chú ý tới niềm vui tươi và chút khôi hài. Sứ điệp của Chúa là Tin mừng, đem lại sự an ủi và tươi vui cho đời sống con người. Do đó người truyền đạt phải giữ thái độ vui tươi hiền từ.
Khi nói về Chúa, ta cần tôn trọng thứ tự a b c của chứng tá và trung thực. Mạc khải của Chúa thật tự nhiên và hết sức hợp lý, khúc chiết. Đó là cảm thức sâu xa của đức tin. Loan báo Tin Mừng cần bằng đời sống chứng tá của mình hơn là những giáo thuyết đơn thuần.
Khi nói về Chúa, ta cần biết tìm các hạt giống của Chúa. Chúa luôn gieo những chân lý sự thiện qua mọi người. Hãy có cái nhìn tích cực về tha nhân và ghi nhận những điểm tốt nơi họ. Đó là những hạt giống Chúa đang ươm trong lòng họ. Ta cần nắm bắt được và từ đó làm triển nở hạt giống Tin Mừng.
Khi nói về Chúa, ta cần tránh kiểu dạy đời nhưng cần tìm kiếm, cảm thông và loan báo tình thương. Đời sống thường nhật có nhiều khía cạnh khác nhau bên cạnh đức tin. Cần tôn trọng những khác biệt về văn hoá phong tục tập quán và cho người khác hiểu được ý nghĩa sâu xa theo sứ điệp Tin Mừng Chúa mời gọi “rửa tội cho các tập quán và văn hoá” tốt đẹp.
Khi nói về Chúa cho người khác thì đừng tìm cách chơi trò người thắng cuộc mà cần tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe và đối thoại tương kính với nhau. Đừng để cuộc thảo luận biến thành tranh luận.
Khi nói về Chúa với người khác, ta đừng lảng tránh những câu hỏi của họ. Tâm lý thường tình ta thích thuyết giảng nhưng khi được chấn vấn lại, ta cảm thấy ngại ngùng. Ta cần lắng nghe và đối thoại để hiểu được tâm tư của người khác qua những khác biệt để tìm được tiếng nói chung.
Khi nói về Chúa, chúng ta cần sống đức tin cách mạnh mẽ vui tươi trong chính những sinh hoạt thường nhật. Người ngoài sẽ nhìn vào chính đời sống chúng ta để cảm nhận chính Chúa hiện diện. Đời sống đạo đức tốt lành chính là chứng tá mạnh mẽ cho mọi người về Chúa. Hãy để tâm hồn nói về Chúa qua sự chân thành, sự quảng đại dấn thân và lòng bác ái yêu thương.
Người môn đệ cũng cần nói về Chúa một cách rõ ràng và mạch lạc bởi sứ điệp Tin Mừng là Chân lý cho họ cảm nhận huyền nhiệm trong đời sống đức tin.
Khi đối thoại và nói về Chúa cho người khác, ta cần nhìn thấy và tôn trọng những điều tốt đẹp của họ. Sự tốt tăng lên và được nhìn nhận thì sự xấu sẽ bị loại trừ. Ai cũng có những điều tốt riêng của họ. Cần tìm cho biết về những điều tốt lành mà Chúa ban cho anh chị em của mình.
Khi nói về Chúa cho người khác, ta cũng cần cho họ cảm nhận được sự tự do của họ. Tình yêu phải trở nên động lực chính để cho mọi người đến với Chúa.
Sau bài giảng của Đức cha, các tham dự viên có thời giờ thinh lặng hồi tâm, lắng nghe tiếng Chúa nói với riêng mình, nhìn lại hành trình sứ vụ và lãnh nhận Bí tích Hoà giải.
Nguồn: Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng
Trong bài giảng tĩnh tâm, Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri đã chia sẻ những suy tư của ngài qua câu châm ngôn nổi tiếng của cha Thánh Đaminh: “Nói với Chúa, nói về Chúa”. Nói với Chúa chính là sống cầu nguyện và liên kết mật thiết với Chúa. Nói về Chúa chính là loan báo Tin Mừng cho mọi người.
Nói với Chúa
Đức cha chia sẻ sáu yếu tố quan trọng để “nói với Chúa”. Trước hết là xác tín sự hiện diện của Chúa trong vũ trụ này và trong chính đời sống chúng ta, xác tín ơn Chúa tràn ngập qua sự gặp gỡ huyền nhiệm với Chúa của chúng ta. Cầu nguyện mọi nơi mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Khi cầu nguyện ta cần có sự khiêm tốn và ý thức Chúa hiểu thấu mọi tâm tư của chúng ta. Cầu nguyện cần bền bỉ và liên lỉ. Cầu nguyện không vụ lợi, không chỉ là một việc xin ơn đơn thuần nhưng cần có niềm tin và lòng cậy trông tín thác vào Chúa, xin cho Danh Chúa cả sáng để góp phần làm cho nhiều người biết Chúa. Khi cầu nguyện ta cần ý thức rằng Chúa không im lặng nhưng Người luôn hiện diện và có khi thử thách tôi luyện những người mà Người yêu thương.
Vị chủ chăn giáo phận nhấn mạnh: “Thánh Đaminh là mẫu mực cho chúng ta về đời sống cầu nguyện. Ngài đã kết hiệp mật thiết với Chúa như một người bạn tâm giao”.
Nói về Chúa
Theo Đức cha Giuse, chúng ta phải thường xuyên nói về Chúa trong chính đời sống hằng ngày, không chỉ cho những người ngoại đạo nhưng còn cho chính những anh chị em xung quanh sống với chúng ta hằng ngày.
Trong đời sống cộng đoàn tu trì, mỗi người phải nói về Chúa trước hết bằng chính đời sống của mình để giúp nhau nhận ra Chúa hiện diện trong chính mỗi phút giây cuộc sống thường nhật. Chúng ta phải yêu mến nhau bằng chính sự thể hiện mình có Chúa trong cuộc sống, nhờ đó giúp cho anh chị em của mình thêm xác tín sự hiện diện của Chúa trong hành trình sứ vụ.
Khi nói về Chúa, ta phải như người thông dịch viên của Chúa một cách trung thành và giản dị.
Khi nói về Chúa, ta phải chú ý tới niềm vui tươi và chút khôi hài. Sứ điệp của Chúa là Tin mừng, đem lại sự an ủi và tươi vui cho đời sống con người. Do đó người truyền đạt phải giữ thái độ vui tươi hiền từ.
Khi nói về Chúa, ta cần tôn trọng thứ tự a b c của chứng tá và trung thực. Mạc khải của Chúa thật tự nhiên và hết sức hợp lý, khúc chiết. Đó là cảm thức sâu xa của đức tin. Loan báo Tin Mừng cần bằng đời sống chứng tá của mình hơn là những giáo thuyết đơn thuần.
Khi nói về Chúa, ta cần biết tìm các hạt giống của Chúa. Chúa luôn gieo những chân lý sự thiện qua mọi người. Hãy có cái nhìn tích cực về tha nhân và ghi nhận những điểm tốt nơi họ. Đó là những hạt giống Chúa đang ươm trong lòng họ. Ta cần nắm bắt được và từ đó làm triển nở hạt giống Tin Mừng.
Khi nói về Chúa, ta cần tránh kiểu dạy đời nhưng cần tìm kiếm, cảm thông và loan báo tình thương. Đời sống thường nhật có nhiều khía cạnh khác nhau bên cạnh đức tin. Cần tôn trọng những khác biệt về văn hoá phong tục tập quán và cho người khác hiểu được ý nghĩa sâu xa theo sứ điệp Tin Mừng Chúa mời gọi “rửa tội cho các tập quán và văn hoá” tốt đẹp.
Khi nói về Chúa cho người khác thì đừng tìm cách chơi trò người thắng cuộc mà cần tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe và đối thoại tương kính với nhau. Đừng để cuộc thảo luận biến thành tranh luận.
Khi nói về Chúa với người khác, ta đừng lảng tránh những câu hỏi của họ. Tâm lý thường tình ta thích thuyết giảng nhưng khi được chấn vấn lại, ta cảm thấy ngại ngùng. Ta cần lắng nghe và đối thoại để hiểu được tâm tư của người khác qua những khác biệt để tìm được tiếng nói chung.
Khi nói về Chúa, chúng ta cần sống đức tin cách mạnh mẽ vui tươi trong chính những sinh hoạt thường nhật. Người ngoài sẽ nhìn vào chính đời sống chúng ta để cảm nhận chính Chúa hiện diện. Đời sống đạo đức tốt lành chính là chứng tá mạnh mẽ cho mọi người về Chúa. Hãy để tâm hồn nói về Chúa qua sự chân thành, sự quảng đại dấn thân và lòng bác ái yêu thương.
Người môn đệ cũng cần nói về Chúa một cách rõ ràng và mạch lạc bởi sứ điệp Tin Mừng là Chân lý cho họ cảm nhận huyền nhiệm trong đời sống đức tin.
Khi đối thoại và nói về Chúa cho người khác, ta cần nhìn thấy và tôn trọng những điều tốt đẹp của họ. Sự tốt tăng lên và được nhìn nhận thì sự xấu sẽ bị loại trừ. Ai cũng có những điều tốt riêng của họ. Cần tìm cho biết về những điều tốt lành mà Chúa ban cho anh chị em của mình.
Khi nói về Chúa cho người khác, ta cũng cần cho họ cảm nhận được sự tự do của họ. Tình yêu phải trở nên động lực chính để cho mọi người đến với Chúa.
Sau bài giảng của Đức cha, các tham dự viên có thời giờ thinh lặng hồi tâm, lắng nghe tiếng Chúa nói với riêng mình, nhìn lại hành trình sứ vụ và lãnh nhận Bí tích Hoà giải.
Nguồn: Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng
bài liên quan mới nhất
- Cáo phó Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu
-
Thánh lễ khai mạc sứ vụ Giám mục Chánh tòa của Đức cha Phêrô Lê Tấn Lợi -
Đức Cha Phêrô Lê Tấn Lợi: Giám mục Chính tòa Giáo phận Cần Thơ -
Thiếu Nhi Thánh Thể tham gia sinh hoạt của Hội thánh -
Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski gặp gỡ chủng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội -
Thánh lễ An táng Đức cố Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể -
Trực tiếp Thánh lễ An táng Đức cố Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể lúc 08G00 Ngày 20/12/2024 -
Hành trình cuộc đời và con đường sứ mạng của Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể -
Toà Tổng Giám mục Huế kính báo: Đức cha Têphanô Nguyễn Như Thể đã an nghỉ trong Chúa -
Hội đồng Giám mục Việt Nam dựng bia ghi ơn Hội Thừa sai Paris
bài liên quan đọc nhiều
- Tiểu sử Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
-
Bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn - TP.HCM -
Bổ nhiệm Giám mục chính tòa các giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng -
Đoàn Việt Nam sẽ hành hương và mừng đón Đức Thánh Cha tông du Mông Cổ -
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia -
Thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang: Giám mục Chính tòa giáo phận Bắc Ninh -
Giáo hội Việt Nam gửi Thư đến Đức Thánh Cha Phanxicô