Kinh Truyền Tin lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa
Bài huấn dụ ngắn của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay chúng ta mừng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa (x. Mc 1,7-11). Việc này diễn ra gần sông Giođan, nơi Gioan – do đó được gởi là Tẩy Giả - thực hiện một nghi thức thanh tẩy, thể hiện sự cam kết từ bỏ tội lỗi và hoán cải. Dân chúng đến chịu phép rửa với lòng khiêm nhường, với sự chân thành, “với linh hồn và đi chân đất”, và Chúa Giêsu cũng đến đó, khai mạc sứ vụ của Người: qua đó Người chứng tỏ rằng Người muốn gần gũi với các tội nhân, rằng Người đã đến vì họ, vì tất cả chúng ta !
Và chính vào ngày đó một số sự kiện đặc biệt đã xảy ra. Ông Gioan Tẩy Giả đã nói điều gì đó lạ thường, công khai nhìn nhận nơi Chúa Giêsu, với vẻ bề ngoài dường như ngang hàng với tất cả những người khác, một người “mạnh hơn” (c. 7) hơn ông, Đấng “sẽ làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần” (c. 8). Khi ấy các tầng trời mở ra, Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu như chim bồ câu (xem c. 10) và từ trên cao có tiếng Chúa Cha tuyên bố: “Con là Con yêu dấu của Cha: Cha hài lòng về Con” (c. 11).
Tất cả những điều này, một mặt cho chúng ta thấy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, mặt khác nói với chúng ta về Bí tích Rửa tội, làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa. Bởi vì Bí tích Rửa tội làm cho chúng ta trở thành con cái của Thiên Chúa.
Bí tích Rửa tội: Thiên Chúa đến trong chúng ta, thanh tẩy và chữa lành tâm hồn chúng ta khỏi tội lỗi, làm cho chúng ta mãi mãi trở thành con cái của Người, thành dân tộc và gia đình của Người, thành những người thừa kế Thiên Đàng (xem Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1279). Thiên Chúa trở nên gần gũi với chúng ta và không bao giờ rời xa nữa. Vì vậy, thật quan trọng cần nhớ về ngày Rửa tội. Bao nhiêu người trong chúng ta nhớ về ngày rửa tội của chúng ta.
Chúng ta cũng tạ ơn Chúa vì cha mẹ đã đưa chúng ta đến phép rửa, vì những người đã cửa hành Bí tích cho chúng ta, vì cha đỡ đầu và mẹ đỡ đầu, vì cộng đoàn nơi chúng ta đã lãnh nhận Bí tích này.
Và chúng ta hãy tự hỏi: tôi có ý thức được món quà to lớn mà tôi mang trong mình nhờ Bí tích Rửa tội không? Trong cuộc đời tôi, tôi có nhận ra ánh sáng hiện diện của Thiên Chúa, Đấng coi tôi như người con yêu dấu của Người không? Và bây giờ, để ghi nhớ Bí tích Rửa tội, chúng ta chào đón sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta. Chúng ta có thể làm điều này bằng dấu thánh giá, dấu ấn trong chúng ta về ân sủng của Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta và mong muốn ở với chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau làm dấu: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Đừng quên ngày Rửa tội như một ngày sinh nhật.
Xin Mẹ Maria, đền thờ của Chúa Thánh Thần, giúp chúng ta cử hành và đón nhận những điều kỳ diệu mà Chúa thực hiện nơi chúng ta.
bài liên quan mới nhất
- Thư của Đức Thánh cha Phanxicô nhân kỷ niệm 100 năm Tông thư Maximum Illud về hoạt động truyền giáo trên thế giới
-
Lời giới thiệu sách: Ý nghĩa và lịch sử của hành hương -
Thư gửi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024 -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 11/2024: Giáo hội trong thế giới hiện đại -
Một Hội thánh cùng đi với Chúa loan báo Tin Mừng -
Từ Sấm truyền đến Thánh kinh – Ngót 400 năm Tin mừng được loan báo trên đất Việt -
Ad Extra, làm thế nào biết tin tức và suy tư về sứ mạng ở Châu Á một cách sâu xa hơn -
Kết nối với Gen Z: 4 chiến lược cho Giáo hội Công giáo -
Để đức tin thấm vào văn hóa -
Ủy ban Giáo dân - Biên bản chương trình thường huấn “Các đoàn thể tông đồ trong Giáo hội hiệp hành”
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Thánh Cha nhắc lại lời mời cầu nguyện cho Thượng Hội đồng
-
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng -
Suy tư về Ngày Thế giới Người nghèo năm 2023 -
Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Kitô hữu năm 2024 -
Truyền giáo Việt Nam hiện nay: Ánh sáng và bóng tối -
Giáo dân truyền giáo -
Canh tân hoạt động loan báo Tin Mừng tại Việt Nam ngày nay -
Lời Chúa sống động nơi một cuộc đời cụ thể -
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025 -
Cha Alexandre de Rhodes: Một gương mặt truyền giáo