ĐTC Phanxicô tiếp các thành viên của Bộ Giáo lý Đức tin
Chúc lành
Trong bài nói chuyện, trong khi tập trung vào các cuộc thảo luận của Bộ Giáo lý Đức tin về các Bí tích, phẩm giá con người và đức tin, đặc biệt là tầm quan trọng của việc truyền giáo, Đức Thánh Cha cũng đề cập đến tài liệu “Fiducia Supplicans” về “ý nghĩa mục vụ của việc chúc lành", đã được Bộ công bố vào ngày 18/12/2024.
Đức Thánh Cha nói: "Mục đích của 'các chúc lành mục vụ và tự phát" là thể hiện một cách cụ thể sự gần gũi của Chúa và Giáo hội đối với tất cả những ai, khi thấy mình ở trong những hoàn cảnh khác nhau, xin được giúp đỡ để tiếp tục - đôi khi để bắt đầu - một hành trình đức tin".
Bí tích
Đề tài đầu tiên trong bài diễn văn của Đức Thánh Cha là về "các Bí tích". Ngài nói rằng các Bí tích “nuôi dưỡng và làm cho đời sống của Giáo hội phát triển”, và do đó đòi hỏi các thừa tác viên có “sự quan tâm đặc biệt”. Đức Thánh Cha kêu gọi “hãy yêu thương và trân trọng vẻ đẹp cũng như sức mạnh cứu độ của các Bí tích!”.
Phẩm giá
Về đề tài phẩm giá, Đức Thánh Cha cho biết Bộ Giáo lý Đức tin đang làm việc về tài liệu có chủ đề này. Ngài hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp chúng ta, "với tư cách là một Giáo hội, luôn gần gũi với tất cả những người, trong cuộc sống cụ thể hàng ngày, đấu tranh và đích thân trả giá để bảo vệ quyền lợi của những người không được quan tâm".
Đức tin
Tiếp đó, Đức Thánh Cha đã suy tư về chủ đề đức tin và nhận định: "Chúng ta không thể che giấu sự thật rằng ở nhiều khu vực rộng lớn trên hành tinh, đức tin, như Đức Biển Đức XVI đã nói, không còn là điều kiện tiên quyết hiển nhiên cho cuộc sống chung”. Ngài lưu ý về việc đức tin thường “bị phủ nhận, bị chế nhạo, bị gạt ra ngoài lề và bị chế giễu”. Do đó, việc loan báo và truyền đạt đức tin trong thế giới ngày nay phải để ý đến một số yếu tố.
Đặc biệt, Đức Thánh Cha đã chỉ rõ rằng “các nền văn hóa đô thị mới, với nhiều thách thức nhưng cũng đặt ra những câu hỏi chưa từng có về ý nghĩa”, nhu cầu của “việc hoán cải truyền giáo trong các cơ cấu giáo hội”, và cuối cùng, “tính trung tâm của kerygma (lời loan báo) trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội". Và đây là điều cần được Bộ Giáo lý Đức tin trợ giúp. (CSR_386_2024)
bài liên quan mới nhất
- Cử hành Thánh Thể: Bài 41 - Nghi thức bẻ bánh
-
Đức Thánh Cha Phanxicô và lý thuyết về giống (gender theory) -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 118 – Người đã lập gia đình có được làm linh mục? -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 117 – Người Công giáo làm từ thiện -
12 câu hỏi về các Thánh Tiến Sĩ Hội Thánh -
Cử hành Thánh Thể: Bài 17 - Tuyên xưng đức tin -
Tác phẩm cuối cùng của Đức Bênêđictô XVI: Kitô Giáo là gì? -
Có thể lưu giữ tro cốt người quá cố ở đâu? Câu trả lời của Bộ Giáo lý Đức tin -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 110 - Sơ ơi cứu con! -
Năm tác hại của tội lỗi
bài liên quan đọc nhiều
- Cây thập giá ngược có ý nghĩa gì?
-
Ađam và Evà có thật hay không? -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 92 - Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong vụ nổ Big Bang? -
Màu sắc phụng vụ trong Tuần Thánh -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 86 - Người ngoại đạo chết, linh hồn sẽ đi đâu? -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 90 - Thiên đàng hỏa ngục hai bên -
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô -
Cử hành Thánh Thể: Bài 17 - Tuyên xưng đức tin -
Tại sao Giám Mục thay đổi mũ trong suốt thánh lễ? -
Các chiều kích thần học của linh đạo giáo lý viên: Chiều kích Giáo hội