ĐTC Phanxicô nói với các thị trưởng của Ý: "Hãy sống tốt và anh chị em sẽ thay đổi được thời thế"
Trong diễn văn, Đức Thánh Cha lưu ý về vai trò trung gian của các thị trưởng giữa Nhà nước và các miền, liên kết tổng thể với các bộ phận, trung tâm với ngoại vi, công ích với sự quan tâm đến các cá nhân, để mỗi công dân, đặc biệt là những người gặp phải những tình huống khó khăn, cảm thấy sự gần gũi cụ thể của cộng đồng dân sự. Do đó, các thị trưởng phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau như an ninh và trật tự công cộng trong một lãnh thổ nhất định, các dịch vụ khác nhau cho người dân và cộng đồng. Và Đức Thánh Cha suy tư về ba trong những thách đố đối với các thị trưởng.
"Hãy giữ trật tự và trật tự sẽ cứu bạn"
Trước hết là trật tự công cộng. Đức Thánh Cha lưu ý rằng khía cạnh này thường đòi phải kết hợp việc tôn trọng luật pháp với sự quan tâm đến con người. "Luật pháp và nhân đạo cùng nhau, để đưa ra các quy định để áp dụng cần thiết, đồng thời tiếp cận những người mắc lỗi với sự tôn trọng thích đáng, dung hòa việc bảo vệ nạn nhân với việc đối xử công bằng với người có tội".
Đức Thánh Cha mời gọi các thị trưởng nhớ câu châm ngôn cổ xưa: "hãy giữ trật tự và trật tự sẽ cứu bạn". Ngài giải thích: "Bởi vì trật tự công cộng không thể được quản lý nếu không có trật tự cá nhân và nội bộ. Nhưng khi có điều này, trách nhiệm đối với trật tự công cộng được coi là lời kêu gọi tạo ra bầu không khí chung sống hài hòa, nhờ đó những khó khăn có thể được đối mặt và giải quyết". Ngài kêu gọi họ thực hiện trách nhiệm bằng lương tâm và sự cống hiến.
Đoàn kết các nỗ lực để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta
Tiếp đến, Đức Thánh Cha suy tư về các vấn đề quan trọng về môi trường và nhắc nhở rằng vấn đề này trở thành những trường hợp khẩn cấp và liên quan đến tất cả mọi người. Ngài mời gọi các thị trưởng "quản lý các nguồn lực sẵn có một cách tốt nhất có thể và đưa các nhà khai thác công và tư nhân vào sức mạnh tổng hợp. Điều quan trọng và cấp bách, trong hiện tại và tương lai, là đoàn kết các nỗ lực để bảo vệ, kịp thời và với tầm nhìn xa, ngôi nhà chung của chúng ta".
Đón tiếp, đồng hành, thăng tiến và hội nhập người di dân
Thách đố cuối cùng là những làn sóng di dân. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng những người di dân "là những khuôn mặt chứ không phải những con số: những người không thể bị phân loại cách đơn giản, nhưng nên được vòng tay ôm; những người anh chị em cần được giải thoát khỏi những vòi bạch tuộc của các tổ chức tội phạm, những người có khả năng đánh giá không thương tiếc về những bất hạnh của họ. Ngài mời gọi đón tiếp, đồng hành, thăng tiến và hội nhập người di dân. (CSR_5016_2023)
bài liên quan mới nhất
- Thư của Đức Thánh cha Phanxicô nhân kỷ niệm 100 năm Tông thư Maximum Illud về hoạt động truyền giáo trên thế giới
-
Lời giới thiệu sách: Ý nghĩa và lịch sử của hành hương -
Thư gửi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024 -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 11/2024: Giáo hội trong thế giới hiện đại -
Một Hội thánh cùng đi với Chúa loan báo Tin Mừng -
Từ Sấm truyền đến Thánh kinh – Ngót 400 năm Tin mừng được loan báo trên đất Việt -
Ad Extra, làm thế nào biết tin tức và suy tư về sứ mạng ở Châu Á một cách sâu xa hơn -
Kết nối với Gen Z: 4 chiến lược cho Giáo hội Công giáo -
Để đức tin thấm vào văn hóa -
Ủy ban Giáo dân - Biên bản chương trình thường huấn “Các đoàn thể tông đồ trong Giáo hội hiệp hành”
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Thánh Cha nhắc lại lời mời cầu nguyện cho Thượng Hội đồng
-
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng -
Suy tư về Ngày Thế giới Người nghèo năm 2023 -
Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Kitô hữu năm 2024 -
Truyền giáo Việt Nam hiện nay: Ánh sáng và bóng tối -
Giáo dân truyền giáo -
Canh tân hoạt động loan báo Tin Mừng tại Việt Nam ngày nay -
Lời Chúa sống động nơi một cuộc đời cụ thể -
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025 -
Cha Alexandre de Rhodes: Một gương mặt truyền giáo