ĐTC Phanxicô: Mỗi Kitô hữu, và mỗi người, nợ người nghèo món nợ tình yêu
Đức Thánh Cha cho biết Tông huấn "Niềm Vui của Tin Mừng" đã tìm cách nói rõ rằng sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội và đời sống Kitô hữu của chúng ta "không thể không quan tâm đến người nghèo". "Toàn bộ con đường cứu chuộc của chúng ta được đánh dấu bởi người nghèo".
Đặt người nghèo ở trung tâm: yêu cầu của Tin Mừng
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Chúa Giêsu được sinh ra trong một chuồng bò, làm việc bằng đôi tay và đặt người nghèo và người bị tước đoạt "vào trung tâm trái tim của Người". Do đó, Giáo hội phải chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm tương đối hóa "thông điệp rõ ràng, trực tiếp, đơn giản và hùng hồn của Chúa Giêsu… bởi vì ơn cứu độ của chúng ta chính là ở đây".
Ngài nói: "Vì vậy, Đức Thánh Cha không thể không đặt người nghèo ở trung tâm. Đó không phải là chính trị, xã hội học hay hệ tư tưởng; đó đơn giản và hoàn toàn là yêu cầu của Tin Mừng". Ngài nói rằng những hệ quả thực tế của "nguyên tắc không thể thương lượng" này phải được thể hiện rõ ràng trong mọi tổ chức của giáo hội và từng cá nhân Kitô hữu. Bởi vì "Điều không ai có thể trốn tránh hay bào chữa cho mình là món nợ tình yêu mà mọi Kitô hữu - và tôi dám nói, mỗi con người - nợ người nghèo".
Giải quyết sự bất bình đẳng
Đức Thánh Cha tiếp tục chỉ ra rằng "Niềm Vui của Tin Mừng" kêu gọi các Kitô hữu giải quyết vấn đề mà ngài cho rằng nằm ở gốc rễ của nghèo đói và tệ nạn xã hội: sự bất bình đẳng. Ngài lặp lại lời kêu gọi xây dựng các cấu trúc xã hội mới và một não trạng mới nhằm lật đổ "quyền tự chủ tuyệt đối của các lực lượng thị trường và đầu cơ tài chính". Bởi vì "Nếu chúng ta không đạt được sự thay đổi về não trạng và cơ cấu này, chúng ta sẽ phải chứng kiến khí hậu, sức khỏe, tình trạng di cư, đặc biệt là bạo lực và chiến tranh ngày càng sâu sắc, gây nguy hiểm cho toàn bộ gia đình nhân loại, cả người nghèo lẫn người không nghèo, người hội nhập và người bị loại trừ".
Lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo và trái đất
Kết thúc sứ điệp, Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu hãy lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo và trái đất, để chúng ta có thể hoàn thành sứ mạng loan báo Tin Mừng của mình và sống như Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta. (CSR_4771_2023)
bài liên quan mới nhất
- Thư của Đức Thánh cha Phanxicô nhân kỷ niệm 100 năm Tông thư Maximum Illud về hoạt động truyền giáo trên thế giới
-
Lời giới thiệu sách: Ý nghĩa và lịch sử của hành hương -
Thư gửi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024 -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 11/2024: Giáo hội trong thế giới hiện đại -
Một Hội thánh cùng đi với Chúa loan báo Tin Mừng -
Từ Sấm truyền đến Thánh kinh – Ngót 400 năm Tin mừng được loan báo trên đất Việt -
Ad Extra, làm thế nào biết tin tức và suy tư về sứ mạng ở Châu Á một cách sâu xa hơn -
Kết nối với Gen Z: 4 chiến lược cho Giáo hội Công giáo -
Để đức tin thấm vào văn hóa -
Ủy ban Giáo dân - Biên bản chương trình thường huấn “Các đoàn thể tông đồ trong Giáo hội hiệp hành”
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Thánh Cha nhắc lại lời mời cầu nguyện cho Thượng Hội đồng
-
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng -
Suy tư về Ngày Thế giới Người nghèo năm 2023 -
Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Kitô hữu năm 2024 -
Truyền giáo Việt Nam hiện nay: Ánh sáng và bóng tối -
Giáo dân truyền giáo -
Canh tân hoạt động loan báo Tin Mừng tại Việt Nam ngày nay -
Lời Chúa sống động nơi một cuộc đời cụ thể -
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025 -
Cha Alexandre de Rhodes: Một gương mặt truyền giáo