ĐTC công bố Sứ điệp Phục Sinh và ban phép lành toàn xá
Lúc 12 trưa Chúa Nhật Phục Sinh 24-4-2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đọc sứ điệp Phục Sinh và ban phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới từ bao lơn chính giữa đền thờ thánh Phêrô. Trước đó ngài đã chủ sự thánh lễ Phục Sinh trước thềm đền thờ thánh Phêrô. Tham dự thánh lễ đã có hàng chục Hồng Y, các Tổng Giám Mục và Giám Mục, ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh và gần 200.000 tín hữu và du khách hành hương.
Thềm đền thờ thánh Phêrô được trang hoàng bằng nhiều cây cảnh đẹp và hàng trăm ngàn bông hoa mầu trắng và mầu vàng, do giáo dân Hòa Lan dâng tặng. Dàn hàng chào danh dự có Đội cận vệ Thụy Sĩ và đại điện các lực lượng binh chủng Italia. Ban quân nhạc của lực lượng cảnh sát đã cử hành quốc thiều Vaticăng và quốc thiều Italia.
Mở đầu sứ điệp Đức Thánh Cha nói: Trong sự phục sinh của Ngài, lạy Chúa Kitô, trời đất mừng vui” (Phụng vụ giờ kinh).
Anh chị em thành Roma và toàn thế giới thân mến. Buổi sáng Phục Sinh đã đem lại cho chúng ta lời loan báo cổ xưa, nhưng luôn luôn thời sự: Chúa Kitô đã sống lại! Tiếng vọng của biến cố này, bắt đầu từ thành Giêrusalem cách đây hai mươi thế kỷ, tiếp tục vang lên trong Giáo Hội, đem đến trong con tim niềm tin rung động của Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, niềm tin của bà Madalena và các phụ nữ khác, là những người đầu tiên đã trông thấy ngôi mộ trống, niềm tin của thánh Phêrô và các Tông Đồ khác.
Cho tới nay, cả trong thời đại truyền thông siêu kỹ thuật ngày nay - đức tin của các tín hữu kitô dựa trên lời loan báo này, dựa trên chứng tá của của các anh chị em này, là những người đã trông thấy trước tiên tảng đá lấp mộ bị lăn ra và ngôi mộ trống, rồi họ trông thấy các sứ giả nhiệm mầu minh xác rằng Đức Giêsu Đấng bị đóng đanh đã sống lại. Thế rồi họ đã trông thấy chính Người, là Thầy và là Chúa, sống động và có thể sờ mó được, hiện ra với bà Maria Madalena, với hai môn đệ về làng Emmaus, và sau cùng tới tất cả mười một tông đồ tụ tập nhau trong Nhà tiệc Ly (x. Mc 16,9-14).
Sự phục sinh của Chúa Kitô không phải là hoa trái của một suy tư, của một kinh ghiệm thần bí: nó là một biến cố chắc chăn vượt quá lịch sử, nhưng xảy ra trong một thời điểm chính xác của lịch sử và để lại trong nó một dấu vết không thể xóa nhòa được. Ánh sáng làm choa mắt các lính canh mộ Chúa Giêsu đã vượt qua thời gian và không gian. Đó là một ánh sáng khác, ánh sáng thiên linh đã xé tan sự tăm tối của cái chết, và đã đem vào trong thế giới ánh quang của Thiên Chúa, ánh quang của Chân Lý và của Sự Thiện.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong sứ điệp Phục Sinh: Như các ánh sáng của mặt trời mùa xuân làm nẩy mầm và nở hoa trên các cành cây, ánh sáng phát xuất từ sự Phục Sinh của Chúa Kitô cũng trao ban sức mạnh và ý nghĩa cho mọi niềm hy vọng của con người, cho mọi chờ đợi, mọi ước mong, mọi dự án. Vì thế hôm nay toàn vũ trụ vui mừng, vì bị lôi cuốn vào trong mùa xuân của nhân loại, giải thích thánh thi chúc tụng câm nín của thụ tạo. Tiếng Halleluia phục sinh vang lên trong Giáo Hội lữ hành trên trần gian, điễn tả niềm vui thinh lặng của vũ trụ, và nhất là diễn tả ngưỡng vọng của mọi linh hồn chân thành rộng mở cho Thiên Chúa, còn hơn thế nữa, biết ơn Thiên Chúa vì lòng lành vô biên, vẻ đẹp và sự thật của Người.
Trong sự phục sinh của Ngài, lậy Chúa Kitô, trời đất mừng vui. Đáp lại lời mời chúc tụng hôm nay dâng lên từ con tim của Giáo Hội, là các tầng trời cùng với các đạo binh thiên thần, các thánh và các chân phước hiệp nhất với sự nhảy mừng của chúng ta. Trên trời, tất cả đều là an bình và niềm vui. Nhưng rất tiếc, trên trái đất lại không như vậy! Ở đậy, trong thế giới của chúng ta tiếng Halleluia phục sinh còn trái nghịch với các than van và tiếng khóc đến từ nhiều tình trạng khỗ đau: bần cùng, đói khát, bệnh tật, chiến tranh và bạo lực. Thế nhưng chính vì vậy mà Chúa Kitô đã chết và đã sống lại! Ngài cũng đã chết vì các tội lỗi của chúng ta ngày nay, và đã phục sinh cho ơn cứu rỗi của lịch sử. Vì thế, sứ điệp này của tội muốn đến với tất cả mọi người, và như lời loan báo tiên tri, nhất là đối với các dân tộc và các cộng đoàn đang gánh chịu giờ phút đớn đau của cuộc khổ nạn, để Chúa Kitô Phục Sinh mở ra cho họ con đường của sự tự do, của công lý và hòa bình.
ĐTC cầu mong Trái đất đã được tràn đầy ánh sáng của Đấng Phục sinh có thể mừng vui. Ngài xin ánh quang của Chúa Kitô đến với các dân tộc đang khổ đau như sau:
Ước chi ánh sáng của Chúa Kitô cũng đến được với các dân tộc vùng Trung Đông, để ánh sáng của hòa bình và phẩm giá con người chiến thắng bóng tôi của chia rẽ, hận thù và bạo lực. Ước chi tại Libia ngoại giao và đối thoại thay thế cho vũ khí, và trong tình hình xung khắc hiện nay tạo
thuận tiện để cho các nhân viên cứu trợ nhân đạo có thể đến với những người đang chịu các hậu qủa của cuộc xung đột. Tại các nước Phi Bắc Phi và vùng Trung Động, ước chi tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ, hoạt động để thăng tiến công ích và xây dựng xã hội, để cho nghèo túng bị đánh bại, và mọi lựa chọn chính trị được gợi hứng bởi việc tôn trọng bản vị con người. Ước chi tình liên đới của mọi người đến với các người di cư và tị nạn của nhiều nước phi châu, bị bắt buộc phải từ bỏ tình yêu thương của những người thân yêu nhất. Ước chi những người thiện chí được soi sáng để rộng mở con tim tiếp đón, và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của biết bao nhiêu anh chị em, trong tình liên đới và có phối hợp. Chúng tôi khích lệ và đánh giá cao tất cả những ai đang nỗ lực và quảng đại cống hiến các chứng tá gương mẫu trong chiều hướng này.
Đức Thánh Cha cũng không quên thảm cảnh của các dân tộc Côte d'Ivoire và Nhật Bản. Ngài nói: Ước chi sự chung sống giữa các dân tộc của nước Côte d'Ivoire được tái lập, nơi cần cấp thiết bước đi trên con đường của sự hòa giải và tha thứ để chữa lành các vết thương do các bạo lực mới đây gây ra! Ước chi đất nước Nhật Bản đang đương đầu vơi các hậu qủa thê thảm, và các quốc gia trong các tháng qua đã bị thử thách vì các tai ương thiên nhiên gậy ra các khổ đau và lo lắng, tìm được sự ủi an và niềm hy vọng.
Trời đất hãy vui mừng vì chứng tá của những người chịu khổ đau vì bị chống đối hay bách hại vì niềm tin nơi Chúa Giêsu. Xin lời loan báo sự phục sinh chiến thắng của Người đổ tràn đầy trong họ sự can đảm và tin tưởng.
Anh chi em thân mến! Chúa Kitô phục sinh đi trươc chúng ta hướng tới mới đất mới (x. Kh 21,1), trong đó sau cùng, chúng ta tất cả sẽ sống như một gia dình duy nhất, con cái của cùng một Cha. Người ở với chúng ta cho đến thời sau hết. Chúng ta hãy di theo Người và hát lên tiếng Halleluia trong thế giới bị thương tích này. Trong con tim của chúng ta có niềm vui và khổ đau, trên gương mặt của chúng ta có tiếng cười và nước mắt. Thực tại cuộc sống trần gian của chúng ta là thế. Nhưng Chúa Kitô đã phục sinh, sống và bước đi với chúng ta. Vì thế chúng ta hát và bước đi, trung thành với dấn thân của chúng ta trong thế giới này, với cái nhìn hướng về Trời.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã chúc mừng lễ Phục Sinh bằng 65 thứ tiếng khác nhau trong đó có cả tiếng Việt. Trong lời chào bằng tiếng Hòa Lan ĐTC đã cám ơn tín hữu đã tặng hoa rất đẹp để trang hoàng thềm đền thờ thánh Phêrô. Mgoài các thứ tiếng Tây Âu, cũng có các tiếng Đông Âu, Bắc Âu, Tiểu Á, Phi châu và Á châu.
Đức Thành Cha đã chúc mừng lễ Phục Sinh băng tiếng Hoa, Nhật, Đại Hàn và Việt Nam.
Tiếp đến Đức Hồng Y Phó tế Jan Louis Tauran tuyên bố Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ban phép lành toàn xá cho những người hiện diện cũng như tất cả những ai lãnh nhận phép lành qua các đài phát thanh và truyền hình và các kỹ thuật truyền thông mới, theo thể thức do Giáo Hội thiết đỉnh. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa toàn năng gìn giữ Đức Giáo Hoàng hướng dẫn Giáo Hội lâu dài và ban cho Giáo Hội trên toàn thế giới được bình an và hiệp nhất.
Đức Thánh Cha đọc công thức và ban phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới như sau:
Xin hai Thánh Tông đồ Phêrô Phaolô, mà chúng tôi tin tưởng nơi quyền năng của các vị, bầu cử cùng Chúa cho anh chị em. Vì lời chuyển cầu và các công nghiệp của Đức Trinh Nữ Maria có phúc, thánh Tổng lãnh thiên thần Micae, thánh Gioan Tẩy Giả, các thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và tất cả các Thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em, và sau khi đã tha tội cho anh chị em, xin Chúa Kitô Giêsu dẫn đưa anh chị em tới cuộc sống đời đời. Xin Chúa toàn năng và thương xót ban ơn toàn xá, tha thứ tất cả mọi tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em một thời gian sám hối đích thật và phong phú, một con tim luôn luôn sẵn sàng sửa đổi cuộc sống, ơn thánh và sự ủi an của Chúa Thánh Thần, và lòng kiên trì cuối cùng trong các công việc lành.
Vào 5 giờ chiều Đức Thánh Cha đã lấy trực thăng ra nhà nghỉ mát Castel Gandolfo để nghỉ ngơi ít bữa sau Tuần Thánh bận rộn và mệt mỏi.
(Xem video: ĐTC công bố Sứ điệp Phục Sinh và ban phép lành toàn xá)
bài liên quan mới nhất
- Hội thảo Sứ điệp Truyền giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2024
-
Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2024 - Hãy đi và mời mọi người đến dự tiệc -
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi giới trẻ nhân kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus Vivit -
Sứ điệp gửi người Muslim nhân Tháng Ramadan và Đại lễ ‘Id al-Fitr năm 1445 H. / 2024 A.D -
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi tới tham dự viên Hội thảo nhân kỷ niệm 750 ngày mất của Thánh Tôma Aquino -
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Trẻ em lần thứ I, năm 2024: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5) -
Đức Thánh Cha: Giáo dục là một quyền, không ai bị loại trừ -
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Phiên họp thứ 47 của Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp năm 2024 -
Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày thế giới cầu nguyện và suy tư chống nạn buôn người năm 2024 -
Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Mùa Chay 2024
bài liên quan đọc nhiều
- Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Trẻ em lần thứ I, năm 2024: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5)
-
Hội thảo Sứ điệp Truyền giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2024 -
Toàn văn Sứ điệp Ngày Thế giới Bệnh nhân thứ 28 -
Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Mùa Chay 2024 -
Toàn văn Sứ Điệp của ĐGH nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 1-1-2019 -
Sứ điệp Mùa Chay 2019 của ĐTC Phanxicô -
Sứ điệp của Đức thánh cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 53 (năm 2019) -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 27 -
Sứ điệp ĐTC nhân Ngày Cầu nguyện cho Ơn Gọi lần thứ 56 -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội