Đôi điều về Nghệ thuật thánh
Kể từ khi có nhận thức về thần linh, con người bắt đầu nhận ra có mối tương quan giữa sự sống hôm nay và sự sống siêu việt, giữa thế giới siêu hình và thế giới hữu hình. Họ tìm cách diễn tả sự ngưỡng mộ, tin tưởng và tôn kính. Và thế là “cuộc sống thờ phượng” bắt đầu.
Cùng với ý thức về thần linh, con người còn có ý thức về nhân loại, về cuộc sống mang tính cộng đồng. Con người tìm cách thông đạt, chia sẻ và hiệp thông với nhau. “Ngôn ngữ thờ phượng” mang tính cộng đồng tôn giáo xuất hiện từ đó.
Rồi khi con người biết tái tạo không gian để xây dựng một không gian sống cho riêng mình và những người thân yêu, con người cũng biết hợp lực để xây dựng một không gian chung dành cho việc thờ phượng. “Kiến trúc thờ phượng” đã xuất hiện, khởi đi từ những công trình đơn sơ giản dị nhất của từng vùng.
Trong những niềm tin tôn giáo của con người, có niềm tin mạc khải. Niềm tin mạc khải đã dẫn dắt nhân loại, cụ thể là dân Israel, từ những niềm tin đa thần đến tôn giáo độc thần. Họ nhận ra Thiên Chúa là Đấng độc nhất, ngoài Ngài ra không còn thần nào khác. Ngài không chỉ tạo dựng nhưng còn cứu chuộc và luôn đồng hành với con người. Lịch sử Cứu độ hình thành và lớn lên theo mối tương quan đồng hành ấy.
Ý thức ngày càng sâu sắc mối tương quan thần thiêng này, dân Israel xác lập hành vi thờ phượng qua các lễ nghi diễn tả niềm tin, thường là ở những nơi cao của đồi núi (sách Sáng Thế Ký, lễ tế của Abraham). Từ những lễ nghi trên đỉnh núi cao chót vót như muốn với đến Thần Linh, dân Israel sau đó lại đưa niềm tin của mình vào trong những hành trình của cuộc sống, để thực hiện những hành vi thờ phượng trong những mái lều dưới đất thấp (Sách Xuất Hành, Lều Tao Ngộ, Lều Tạm).
Rồi khi đã biết dừng chân định canh định cư, con người bắt đầu xây dựng những công trình kiến trúc vững chắc hơn dành cho việc thờ phượng. Thế là đền thờ xuất hiện (Sách Các Vua quyển 1 và 2). Cùng lúc đó, các “ngôn ngữ thờ phượng” khác cũng dần dần trở nên phong phú hơn, làm thành nghệ thuật thánh thời Cựu Ước.
Chúa Giêsu giáng thế làm người trong bối cảnh đời sống tôn giáo như thế. Ngài đến cứu thế giới này không phải trong tư cách một người phá bỏ: “Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5, 17). Cùng với Đức Giêsu, “ngôn ngữ thờ phượng” và nghệ thuật thánh của Giáo Hội Công Giáo cũng thừa kế và kiện toàn nghệ thuật thánh thời Cựu Ước.
Và rồi, từ Israel qua phương Tây, sau đó từ phương Tây, hạt giống Tin Mừng của Đức Giêsu đã được gieo vào miền Đông Á, đâm rễ và trổ sinh bông hạt trên quê hương đất nước Việt Nam. Những sắc thái phong phú của phương Tây hòa quyện với các nền văn hóa Đông Á, cùng với tâm tình thờ phượng đặc trưng của người dân Việt, làm nên một nền nghệ thuật thánh độc đáo riêng của người Việt. Do hoàn cảnh lịch sử, cái sắc thái “Nghệ thuật thánh Việt Nam” đó lại lan tỏa đi nhiều phương trời khác nhau trên hành tinh này.
Vào thời điểm lịch sử đặc biệt của Hội Thánh Công Giáo Việt Nam năm nay, đánh dấu 350 năm thành lập hai địa phận tiên khởi và 50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm, Ủy ban Giám mục về Nghệ Thuật Thánh trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, phối hợp với Ban Mục vụ Truyền Thông Tổng Giáo phận Sài Gòn, xin giới thiệu với cộng đồng dân Chúa những cố gắng góp nhặt Nghệ thuật thánh. Góp nhặt những cái nhìn, những sưu tập. Và chia sẻ những vấn đề thuộc lãnh vực nghệ thuật thánh, là loại nghệ thuật được thể hiện khi thành tâm thờ phượng và diễn tả niềm tin qua những chặng lịch sử khác nhau được mô tả trên đây.
Xin được bắt đầu bằng những biên khảo của các họa sĩ, các điêu khắc gia, các kiến trúc sư, các nhà phê bình nghệ thuật trong và ngoài Công giáo. Những đóng góp nho nhỏ thôi, nhưng lại rất mong nhận được sự góp ý chân thành và sự hỗ trợ nâng đỡ của các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu và mọi thành phần Dân Chúa.
Và nhất là, chúng con rất mong được sự chỉ dẫn, chúc lành, khuyến khích của các vị mục tử trong Hội Thánh. Chúng con kính xin Đức Hồng y, các Đức Giám mục và các linh mục thương cầu nguyện cho chúng con.
Ủy Ban Giám mục về Nghệ Thuật Thánh
Thứ Tư lễ Tro năm 2011
bài liên quan mới nhất
- Thông báo Phụng vụ về cử hành Thánh lễ chiều thứ Bảy 02/11/2024
-
Chúa nhật Truyền giáo 2024 & Cầu cho linh mục đã qua đời -
Cáo phó: Lm Maximô Ngô Vĩnh Hy qua đời ngày 17-10-2024, an táng ngày 22-10-2024 -
Thông báo: Ngưng tiếp nhận cứu trợ lũ lụt tại các tỉnh miền Bắc -
Danh sách Linh mục được thuyên chuyển và bổ nhiệm năm 2024 -
Thư kêu gọi các đoàn thể tôn giáo trong Tổng Giáo phận Sài Gòn -
Học viện Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn: Thông báo Tuyển sinh HK1 niên khóa 2024-2025 -
Thông báo về việc Lạc quyên cho quỹ "Đồng tiền Thánh Phêrô" -
Lưu ý Phụng vụ cho những ngày lễ sắp tới trong năm 2024 -
Cáo phó: Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn qua đời ngày 8.7.2024. Thánh lễ an táng lúc 5g thứ Năm 11.7.2024
bài liên quan đọc nhiều
- Lời nguyện chính thức của HĐGMVN để cầu nguyện trong cơn dịch bệnh Covid-19
-
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về dịch bệnh Covid-19 ngày 06.03.2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Hướng dẫn mục vụ mùa dịch Covid-19 ngày 19.03.2020 -
Danh sách Thuyên chuyển - Bổ nhiệm Linh mục TGP. Sài Gòn - TP.HCM -
Danh sách Thuyên chuyển - Bổ nhiệm Linh mục TGP. Sài Gòn - TP.HCM 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo tạm ngưng các sinh hoạt cộng đoàn kể từ 16g00 ngày 26.3.2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Hướng dẫn cử hành phụng vụ Tuần Thánh 2020 -
Thư của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng về dịch bệnh viêm phổi do virus corona -
Danh sách Linh mục được thuyên chuyển / bổ nhiệm năm 2022 -
Danh sách các linh mục được bổ nhiệm và thuyên chuyển năm 2023