Để trở thành nhà Truyền giáo trẻ tuổi

Để trở thành nhà Truyền giáo trẻ tuổi

WGPSG -- “Truyền giáo” đã từng là một từ rất xa lạ với mình: Đi đến những vùng đất xa xôi hẻo lánh, rời bỏ quê hương yêu dấu, và hy sinh tuổi thanh xuân tươi trẻ để gắn bó với những con người xa lạ, mà mình sẽ và gọi họ là “anh chị em rất yêu dấu trong Chúa Kitô”. Thuyết phục người ta tin vào một Đấng mà người ta họ không thấy, yêu một Người mà họ chưa một lần gặp mặt. Quả là gay go! và ngay cả Ngay chính mình đây, vào những lúc khủng hoảng Đức Tin trên đường đời, vẫn tự hỏi liệu Ngài có còn ở đấy không có đôi lúc còn nghi ngờ không biết có Ngài thật không!

Rồi gần đây, lại xuất hiện cụm từ “Tái Phúc Âm hóa cho phương Tây”, nghe thấy ghê gớm, vỹ đại làm sao ấy, để rồi thấy truyền giáo lại càng trở nên xa vời với mình… mới đầu còn chẳng hiểu nghĩa là gì, đợi có vị giải thích, mình mới biết là truyền giáo lại cho những người đã tin… Ôi! Nghe sao xa vời quá! Nhưng, vì “Giáo hội lữ hành tự bản chất là truyền giáo” nên các thành phần trong Giáo hội luôn cảm thấy được thôi thúc ra đi để chài lưới người. Và mình cũng không là ngoại lệ…

Trước đây, mình cứ nghĩ truyền giáo là việc của riêng các linh mục, tu sỹ, thường giáo dân như mình biết gì mà truyền giáo, rớ vào chỉ thêm hỏng việc. Các đấng bậc đi tu tốt lành, thánh thiện, ngày nào cũng đọc kinh, cầu nguyện, thế mới thuyết phục người ta theo Đạo được chứ. Nhưng không. Sau chuyên đề “Năm Đức Tin – Lời mời gọi dấn thân truyền giáo” do Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo thuyết giảng, mình mới vỡ lẽ nhận ra rằng: Truyền giáo là nhiệm vụ cấp bách và là ưu tiên hàng đầu của Mẹ Giáo hội. Và dù không khoác lên người chiếc áo dòng cao quý nhưng mình vẫn hoàn toàn có thể truyền giáo thật tốt.

Trước hết, phải khơi lên niềm vui sống đạo. Sẽ thôi không làm cái mặt ủ rũ khi phải bỏ giữa chừng bộ phim hay để đi dự lễ nữa. Bớt cằn nhằn, bực dọc khi đèn Noel trang trí hang đá sửa mãi mà vẫn chưa sáng. Không lấy làm phiền nếu các em thiếu nhi đòi kéo đến nhà để tập văn nghệ mừng Xuân. Cũng sẽ cố gắng để bớt than vãn rằng sao cứ tới đúng ngày ăn chay, kiêng thịt là lại thèm đủ thứ! Để rồi, mình thắp lên ngọn lửa yêu thương, qua lời khen cái kẹp tóc rất xinh của một bé gái lớp Xưng Tội, phụ tay treo cờ xí mừng lễ Phật Đản của nhà hàng xóm hay bàn tay đẩy nhẹ các em bé không Công giáo vào hàng để các em cũng được nhận bánh Trung Thu và lồng đèn như các em thiếu nhi Thánh Thể. khi đến nhà thờ xem múa lân trong rụt rè và ngại ngùng…

Người trẻ truyền giáo khi một mặt không xao nhãng đời không chỉ sống đời nội tâm sâu xa và năng kết hợp mật thiết với Bạn Chí Thánh, mặt khác không lãng quên các thực tại trần thế mà mà còn quảng đại ra đi để đồng cảm và chia sẻ và cảm thông với bao nỗi niềm của anh chị em xung quanh. Người ta có thấy Chúa đâu! Người ta Họ chỉ thấy mình và biết mình là tấm gương phản chiếu hình ảnh ngời sáng của người chàng thanh niên Giêsu mà thôi.

Muốn truyền giáo thì đâu cần phải làm những việc vĩ đại, cao cả. Mỗi tín hữu Công giáo tự bản chất đã là truyền giáo rồi. Cho nên chỉ một nụ cười rạng rỡ, một ánh mắt cảm thông, một cái siết tay chân tình, một tiếng cám ơn thật lòng hay những giọt nước mắt đồng cảm, đã là những tín hiệu, và là những dấu chỉ đường cho người ta tìm đến với Chúa. hồng ân nhưng không Ơn Trên ban để con cái Chúa ai cũng có thể dễ dàng giới thiệu Ngài với bạn bè của họ.

Dù biết rằng truyền giáo là một hành trình lâu dài và không ít lắm chông gai, nhưng mặc lấy tâm tình con thơ phó thác, tin tưởng hoàn toàn tuyệt đối vào người Cha toàn năng và yêu thương, mình chẳng ngần ngại gì nữa mà không nói như Chị Thánh Têrêsa – bổn mạng các xứ truyền giáo: “Không bao giờ Chúa gieo vào lòng tôi một ước mơ mà tôi không thực hiện được…”

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top