5 bí quyết từ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô khi bạn bất đồng ý kiến

5 bí quyết từ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô khi bạn bất đồng ý kiến

5 bí quyết từ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô khi bạn bất đồng ý kiến

ALETEIAHai vị tông đồ và cũng là những vị thánh vĩ đại của Giáo hội này là những tấm gương điển hình về việc tập trung vào điều quan trọng nhất. Hôm nay là ngày lễ kính Thánh Phêrô và Thánh Phaolô tông đồ. Mặc dù cả hai đều cùng được mừng lễ chung một ngày đặc biệt nhưng không phải lúc nào họ cũng hòa thuận với nhau. Cả hai đều yêu mến Chúa Giêsu và dâng hiến cuộc đời mình để phục vụ Người. Nhưng họ có quan điểm khác nhau về cách thực hành đức tin Kitô giáo.

Dù vậy, cả hai người đã trở thành những nhân vật quan trọng trong thời kỳ đầu của Kitô giáo - và là những vị thánh vĩ đại. Trong khi Simon Phêrô, được gọi là Kêpha (đá tảng) trong tiếng Hy Lạp, trở thành nền tảng trên đó Giáo hội được xây đựng, thì nhờ có Phaolô, được biết đến với cái tên Saun trước khi hoán cải, và nhờ những tác phẩm phong phú của ngài trong Tân Ước mà chúng ta biết được rất nhiều về những ngày đầu của Kitô giáo.

Sau đây là những bài học chúng ta có thể học từ hai người vĩ đại này để áp dụng vào những mối quan hệ đầy trắc trở của riêng chúng ta ngày nay. Suy cho cùng, Thánh Phêrô và thánh Phaolô đã không để những bất đồng ngăn cản họ trở thành những người anh em trong Đức Kitô hay hoàn thành sứ mệnh của mình.

1) Tìm mục tiêu chung

Hai người này là những người ủng hộ nhiệt thành của Chúa Giêsu, Đấng là chiếc la bàn chỉ cho họ đi đúng hướng, ngay cả khi họ có những cách khác nhau để đạt đến đích cuối cùng.

2) Nói sự thật với tình yêu thương

Trong thư gửi tín hữu Galát 2, 11-14, thánh Phaolô đã đề cập đến sự khác biệt của mình với thánh Phêrô, ngài không làm điều đó để ghi điểm. Ngài giải thích quan điểm của mình và cảm thấy thánh Phêrô đã sai như thế nào. Ngài chắc chắn không nói sau lưng thánh Phêrô hay sử dụng ngôn ngữ kích động.

3) Làm gương tốt

Thánh Phaolô coi thánh Phêrô là kẻ giả hình trong cách thánh Phêrô đối xử với những tín hữu Kitô giáo gốc Do Thái. Thánh Phaolô cũng không đánh giá cao việc thánh Phêrô đã chối bỏ Đức Kitô ba lần. Tuy nhiên, bằng cách giữ vững niềm tin của mình và cố gắng trung thành, ngài vẫn là tấm gương tốt cho thánh Phêrô và giúp thánh Phêrô có niềm tin để đi theo trái tim mình.

4) Kiếm tìm điều tốt đẹp

Không phải lúc nào bạn cũng có thể thuyết phục mọi người hành động và suy nghĩ theo cách của mình. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cởi mở và hiểu rằng không phải ai cũng phải suy nghĩ giống bạn thì bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những điểm tích cực hơn về người khác. Ví dụ, bất chấp những khác biệt của nhau, thánh Phaolô đã nhắc đến thánh Phêrô cụ thể trong bức thư đầy gửi tín hữu Côrintô, điều này có thể được xem như một sự ngưỡng mộ.

5) Tôn trọng lẫn nhau

Bằng cách làm theo những bài học trên, bạn sẽ tìm thấy chỗ cho sự tôn trọng lẫn nhau. Điều này không có nghĩa là bạn phải là những người bạn tuyệt vời hoặc thậm chí đồng ý với nhau, nhưng là bạn nhận ra giá trị của người kia và thậm chí có thể học cách trân trọng họ. Đây chính xác là trường hợp khi thánh Phêrô gọi thánh Phaolô là “người anh em thân mến của chúng ta” trong 2 Phêrô 3,15.

____________________
Tâm Bùi chuyển ngữ
Nguồn: aleteia.org

bài liên quan mới nhất

  • Không có bài liên quan

bài liên quan đọc nhiều

  • Không có dữ liệu
Top