NSTM 10-2018: Bên những người thân thương

NSTM 10-2018: Bên những người thân thương

NSTM 10-2018: Bên những người thân thương

“Lúc ấy, họ thường hỏi lại tôi: ‘Cha bảo gì ạ?!’ – ‘Ừ thì anh/chị có vui chơi, có dành thời gian ở bên con cái của mình không?’”

Và Đức Giáo hoàng triển khai:

“Vì quá lo làm ăn, chúng ta đang đánh mất dần khả năng này, đang đánh mất sự khôn ngoan lớn lao, đó là vui chơi với con cái. Xin hãy dành thời gian ở bên con cái. Đây là điểm mấu chốt cực quan trọng, nó là tiêu chuẩn phân định và đánh giá chất lượng nhân văn của hệ thống kinh tế và việc làm ăn của chúng ta. Nó là hạnh phúc rất lớn mà ta dành cho con cái, điều mà chúng luôn mong ước.

Và điều này cũng liên quan đến Ngày Chúa Nhật - Đức Giáo hoàng nói thêm - Trong ngày Chúa Nhật, chúng ta dành ưu tiên cho điều gì? Ưu tiên cho việc nghỉ ngơi phần xác, hay ưu tiên cho việc gần gũi với con cái, thân nhân, bạn bè, đồng thời sống với Chúa và cộng đoàn? Cần phải đặt ưu tiên cho các mối tương giao hơn bất cứ việc gì khác. Chính điều đó mang lại tự do và sự phong phú đích thực cho ta.”

Trên đây là trích đoạn của bài Chủ đề (trang 13 ,14) trong sách Nhịp Sống Tin Mừng tháng Mười năm 2018 có chủ đề ‘Bên những người thân thương’, với các nội dung phong phú, đặc biệt là các phần sau đây: 

Bối cảnh Tin Mừng, trang 28

Chủ đề: Bên Những Người Thân Thương, trang 13

Giáo hội hiện diện trong Thế giới kỹ thuật số, trang 17

Tẩm, Tẫm, Tẩn hay Tẫn Liệm? trang 22

Tượng đài Mẹ, trang 23

Góc truyện tranh Gia đình trẻ, trang 107

Thời sự Công giáo đáng nhớ, trang 62

Ở lại khi Giáo hội rơi vào thảm họa, trang 69

Giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình nâng nhà thờ lên 2m, trang 76

Sống đời Thánh hiến, trang 90

Thơ của Đời sống Thánh hiến, trang 102

 

Dưới đây là bài Tẩm, Tẫm, Tẩn hay Tẫn Liệm? trang 22:

Trên báo ‘Kiến Thức Ngày Nay’ số 996 ngày 10-4-2018 trang 15, tác giả Phanxipăng có bài tìm hiểu về các cụm từ ‘Tẩm, Tẫm, Tẩn hay Tẫn Liệm’.
Tác giả đã tra cứu 7 cuốn tự điển - từ cuốn  ‘Annam Latinh / Dictionarium Annamitico Latinum 1771-1772’  của Đức cha Bá Đa Lộc, cho tới cuốn từ điển ‘Từ và Ngữ Việt Nam’ của Nguyễn Lân (Nxb Tp.HCM, 2000, 2006). Tác giả thấy rằng:
- Cuốn từ điển của Nguyễn Lân chỉ có một mục từ liên quan là ‘Tẩm Liệm’.
- 6 cuốn từ điển còn lại cho chúng ta 2 mục từ liên quan là ‘Khâm Liệm’ và ‘Tẫn Liệm’. Không có các mục từ ‘Tẩm Liệm’, ‘Tẫm Liệm’ hoặc ‘Tẩn Liệm’ trong 6 cuốn này.

Còn theo Cha Huỳnh Trụ thì "Ai dùng cụm từ ‘Tẩn Liệm’ {thanh hỏi} là nhầm lẫn, nên cần điều chỉnh lại! Phải dùng cụm từ ‘Tẫn Liệm’ {thanh ngã} mới đúng.

Xưa nay chúng ta quen dùng cụm từ ‘Tẩm Liệm’, rồi sau đó lại dùng cụm từ ‘Tẩn Liệm’… Như vậy hẳn là vẫn chưa đúng!
Có lẽ phải cám ơn Phanxipăng và cha Huỳnh Trụ đã làm rõ hơn vấn đề…
 

Đây là trích đoạn bài Giáo hội hiện diện trong Thế giới kỹ thuật số trang 19,20: 

 

... Chúng ta phải bày tỏ sự quan tâm thực sự đến những người chúng ta gặp gỡ bằng cách lắng nghe, trò chuyện và động viên họ. Chúng ta không thể chỉ ‘dội bom’ trên họ với các câu trả lời của chúng ta, mà phải nghiêm túc lắng nghe các câu hỏi của họ và để cho họ bày tỏ trọn vẹn bản thân mình. Cách thức làm chứng có ý nghĩa đặc biệt như thế sẽ thể hiện qua việc tự nguyện trao tặng chính mình cho người khác bằng cách kiên nhẫn và trân trọng đảm đương các thắc mắc và nghi vấn của họ, khi họ đào sâu việc tìm kiếm chân lý và ý nghĩa hiện hữu của con người. Điều này đặc biệt quan trọng trong một môi trường mà bất cứ một câu hỏi nào cũng lập tức thu hút được sự cung ứng mang tính thương mại và ý thức hệ. Nếu có thể làm cho người ta đi xa hơn và tìm hiểu sâu hơn, chúng ta đang góp phần tạo ra ‘linh hồn’ cho Internet. Ta cần nhớ rằng mình không phải là linh hồn của vũ đài Internet, nhưng việc sẵn sàng lắng nghe và mở rộng lòng trước những thắc mắc của người khác sẽ khiến họ có thể diễn tả những khát vọng tâm linh và cá nhân sâu xa nhất. Bằng cách này, chúng ta góp phần bảo đảm rằng: thế giới kỹ thuật số có thể là một môi trường giàu tính nhân văn, là hệ thống của con người chứ không phải là của máy móc vô hồn....

 

Và đây là trích đoạn bài Sống đời thánh hiến trang 97,98:

... Một đời sống khủng hoảng nhất chính là đời sống của ẩn sĩ: một đời sống tách biệt, cô lập. Làm sao một người có thể cảm nghiệm được đức khiêm nhường của mình khi không có ai sống bên cạnh mình; sống khiêm nhường  thì phải có người thứ hai chứ! Mà đức khiêm nhường rất quan trọng trong Phúc âm. Một ẩn sĩ làm sao có thể rửa chân cho người khác được khi mà không có ai khác để cho ngài rửa chân. Vì vậy, người tu sĩ cần tha nhân vì họ mở ra một con đường để chúng ta có thể sống tình yêu, sống đức mến.

Một người khi bước vào sống trong một cộng đoàn, không cảm thấy nơi đó lành mạnh hơn gia đình gốc của mình, họ sẽ không cảm thấy hạnh phúc. Một người với gương mặt lúc nào cũng dài ra, trề ra chẳng hạn, nếp nhăn trên trán cau lại khi ở trong cộng đoàn, người đó làm cho mọi người sợ hãi.

Mình cần đi đến tha nhân, bởi vì tha nhân chính là Chúa Giêsu, qua tha nhân giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu. Đây là yếu tố quan trọng trong việc đào luyện trong đời sống Thánh hiến: tạo ra tương quan tốt với mọi người trong Chúa.

Trở lại với hình ảnh của chiếc bình gốm: Người thợ gốm là người tạo ra hình ảnh của cái bình, chứ không phải cái bình là kẻ quyết định. Người thợ gốm này chính là Thiên Chúa, là Tin Mừng, là Đấng sáng lập của Nhà dòng chúng ta. Còn chúng ta là gốm, là bình được uốn, được nặn lên. Đây chính là cuộc đời của người môn đệ, được mở ra để những người thầy đón nhận, uốn nắn mình; còn mình thì đón nhận tất cả các lời dạy từ thầy của mình...

Kính mời mọi người đón xem và rất mong đón nhận được những ý kiến đóng góp, những bài viết, cùng sự ủng hộ của Quý Độc Giả.

Kính chúc Quý Độc Giả luôn được tràn đầy ân lộc của Thiên Chúa.

Top